Thu nhập từ bán hàng online thì kê thuế thế nào cho đúng theo quy định
Ngày nay việc kinh doanh online trở nên phổ biến vì nhiều lý do như: không cần phải thuê mặt bằng, không tốn nhiều chi phí nhân viên, tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng với mức chi phí hợp lý và thực hiện các thao tác mua – bán nhanh chóng … Mà tối ưu được mô hình kinh doanh song song với đó thì các bạn cũng cần nắm rõ là kinh doanh online có thể sẽ kê khia và nôp những loại thuế, phí nào? Cách kê khai và nộp thuế như thế nào cho đúng theo quy định hiện hành? … Cùng Caf-global.com tìm hiểu chi tiết nhất các bạn nhé.

Người bán hàng online tính thuế như thế nào cho đúng theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh như sau: Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. Kinh doanh không thường xuyên được xác định tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn phương pháp khai thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này. Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi hoặc địa điểm tương tự khác.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/livestream-ban-hang-khai-nop-thue-nhu-the-nao/
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh là những đối tượng nào?
Cá nhân kinh doanh lưu động; Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân; Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”; Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.
Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thực hiện khai thuế khi có phát sinh doanh thu chịu thuế.
>>> Xem thêm: Cách kê khai và nộp thuế khi livestream bán hàng, bán hàng trên lazada shope năm 2025.
Xác định về số thuế phải nộp được tính như sau
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT.
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
– Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.
– Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
– Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán.
Như vậy, người bán hàng online có thể lựa chọn phương pháp khai thuế phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/luat-thue-moi/
Các loại thuế phải nộp khi bán hàng online?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định về nguyên tắc tính thuế như sau:
- Nguyên tắc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT, thuế TNCN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.
- Bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa: Tỷ lệ thuế GTGT là 1%, tỷ lệ thuế TNCN là 0,5% quy định tại Phụ luc I Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
>>> Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân.
Tóm tắt nhanh số 1:
Người bán hàng online là người có nghĩa vụ nộp thuế GTGT và thuế TNCN nếu có doanh thu từ bán hàng online > 100 triệu đồng/năm.
Ngoài thuế GTGT và thuế TNCN khi bán hàng online còn phải nộp phí nào không?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư 302/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định về người nộp lệ phí môn bài như sau: Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có); Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về miễn lệ phí môn bài như sau:
Bán hàng online mà có thu nhập chịu thuế (doanh thu > 100 triệu đồng/năm) thì có nghĩa vụ nộp thuế và lệ phí theo quy định.
Vậy cách kê khai thuế khi bán hàng online thế nào?
Cách 1: Cách khai thuế điện tử bán hàng online đối với cá nhân qua Cổng thuedientu.gdt.gov.vn như sau:
Bước 1: Truy cập website https://canhan.gdt.gov.vn/ = > chọn “Đăng Nhập” Chọn “Đăng nhập bằng tài khoản Thuế điện tử” >> Tiếp theo Nhập mã số thuế hộ kinh doanh và mã xác nhận
Bước 2: Nhập mật khẩu đăng nhập hệ thống kê khai thuế điện tử hộ kinh doanh
– Dùng mật khẩu đăng nhập hệ thống nộp tờ khai thuế điện tử hộ kinh doanh (mật khẩu này đã được cơ quan thuế cấp qua tin nhắn điện thoại) => Bấm [Đăng Nhập]
Bước 3: Chọn tab Khai thuế sau đó chọn Khai thuế CNKD để bắt đầu việc kê khai thuế điện tử hộ kinh doanh
Chọn loại tờ khai => Mẫu 01/CNKD – Tờ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh (Thông tư 40/2021/TT-BTC)
– Người nộp thuế chọn Chi cục Thuế nơi nộp hồ sơ, hệ thống tự động hỗ trợ hiển thị cơ quan thuế quản lý trực tiếp của hộ kinh doanh.
– Lựa chọn hình thức kê khai:
+ Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán chỉ chọn hình thức kê khai theo “Năm” => Điền kỳ kê khai => sau đó nhấn tiếp tục.
+ Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai chỉ chọn hình thức kê khai theo “Tháng” hoặc “Quý” => Điền kỳ kê khai => sau đó nhấn tiếp tục.
+ Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp từng lần phát sinh chỉ chọn hình thức kê khai “Theo lần phát sinh” => Điền kỳ kê khai => sau đó nhấn tiếp tục.
Bước 4: Màn hình sẽ hiển thị thông tin tờ khai 01/CNKD, tại tờ khai 01/CNKD người nộp thuế chọn phương pháp kê khai phù hợp với phương pháp đăng ký kê khai thuế mà người nộp thuế lựa chọn đăng ký, sau đó thực hiện khai đầy đủ các thông tin định danh, thông tin để xác định nghĩa vụ thuế.
– Người nộp thuế theo phương pháp khoán lựa chọn như sau:
NNT tích chọn “HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp khoán” sau đó kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh theo quy định.
– Người nộp thuế theo phương pháp kê khai theo từng lần phát sinh thì lựa chọn như sau:
NNT tích chọn “CNKD nộp thuế theo từng lần phát sinh” sau đó kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh theo quy định.
– Người nộp thuế kê khai theo phương pháp kê khai thì lựa chọn như sau:
– Sau khi khai xong tờ khai 01/CNKD => chọn các phụ lục liên quan theo quy định:
+ Phụ lục 01-2/BK- HĐKD – Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. (Thông tư 40/2021/TT-BTC)
+ Phụ lục miễn giảm thuế GTGT của kỳ kê khai theo quy định tương ứng (nếu có)
Lưu ý: Nếu màn hình không hiển thị mẫu 01-2/BK- HĐKD và các phụ lục giảm thuế để bạn chọn thì bạn Nhấn chọn thêm phụ lục => chọn Chấp nhận.
– Sau khi chọn phụ lục 01-2/BK- HĐKD màn hình sẽ hiển thị thông tin phụ lục bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ của hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh mẫu số 01-2/BK- HĐKD.
Bước 5: Sau khi khai xong người nộp thuế nhấn hoàn thành tờ khai.
Bước 7: Nhấn Chọn phụ lục đính kèm, nhấn nút “Chọn tệp” để lựa chọn hồ sơ cần đính kèm. Nếu có nhiều loại hồ sơ cần đính kèm thì NNT ấn chọn thêm phụ lục và thực hiện tương tự như trên, sau đó ấn “Tiếp tục”.
Trường hợp NNT không thuộc đối tượng cần đính kèm tài liệu thì bỏ qua bước này bằng cách ấn nút “Tiếp tục”
Bước 8: Để nộp tờ khai, nhấn chọn nộp tờ khai
Chọn nộp tờ khai màn hình hiển thị thông tin xác thực nộp tờ khai nhập mã kiểm tra => chọn “Tiếp tục”.
Bước 9: Hệ thống ứng dụng của Tổng cục Thuế sẽ tự động gửi mã OTP vào điện thoại của người nộp thuế đã cung cấp khi đăng ký tài khoản giao dịch điện tử.
Người nộp thuế nhập chính xác mà OTP, nhấn chọn Tiếp tục => Màn hình hiển thị giao diện thông báo bạn đã nộp tờ khai thành công.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ BÁO CÁO THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TRỌN GÓI, HỘ KINH DOANH – DỊCH VỤ SOÁT XÉT BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Gmail: congtycaf@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/KiToanCAF/
Hotline: 098 225 4812