Các phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa, nguyên vật liệu

Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá xuất kho để tính giá hàng hóa nguyên vật liệu được xuất ra trong kỳ.

Theo Thông tư 200/2014 có 3 phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa, nguyên vật liệu. Bài viết dưới đây, Công ty dịch vụ kế toán CAF sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn các phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa, nguyên vật liệu.

Phương pháp tính giá xuất kho theo Nhập trước – Xuất trước

– Tức số vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất.

– Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.

Tính giá xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh

– Vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến khi xuất dùng (trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế vật liệu đó.

– Phương pháp này thường sử dụng với các loại vật liệu có giá trị cao.

Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

– Giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kỳ được tính theo giá bình quân (bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, hay bình quân sau mỗi lần nhập)

                           Giá thực tế             Số lượng             Giá đơn

                        vật liệu                =      vật liệu        x      vị bình

                          xuất dùng                xuất dùng              quân

Trong đó:      

+ Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:

    Giá đơn vị bình         Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ

       quân cả kỳ         =

          dự trữ                Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ         

            Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ tuy đơn giản dễ làm nhưng độ chính xác không cao. Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đến công tác quyết toán nói chung.

+ Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:

    Giá đơn vị                 Giá thực tế vật liệu tồn trước khi nhập và nhập liền kề

   bình quân sau  =

    mỗi lần nhập          Số lượng vật liệu tồn trước khi nhập và nhập liền kề

+ Gía đơn vị bình quân cuối kỳ trước

Giá đơn vị bình         Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ hoặc cuối kỳ trước

       quân cuối kỳ trước        =

          dự trữ                Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ hoặc cuối kỳ trước     

Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động của nguyên liệu, hàng hóa. Tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến động của giá cả.

Dịch vụ kế toán CAF chúc quý doanh nghiệp thành công vững bước trên con đường kinh doanh của mình.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) –  0971 373 146

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Từ khóa: kế toán Bình DươngDịch vụ kế toán thuế tại Bình DươngDịch vụ kế toán thuế tại Bình DươngCông ty dịch vụ kế toán tại Bình DươngCông ty dịch vụ kế toán thuế uy tín tại Bình Dươngkế toán Bình DươngDịch vụ kế toán thuế tại Bình DươngDịch vụ kế toán thuế tại Bình DươngCông ty dịch vụ kế toán tại Bình DươngCông ty dịch vụ kế toán thuế uy tín tại Bình Dương.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812