Quy định của pháp luật cạnh tranh

Quy định của pháp luật cạnh tranh

Quy định của pháp luật cạnh tranh

Cạnh tranh là gì?

Những hành vi nào thì được cho là vi phạm pháp luật cạnh tranh hiện nay?

Những hành vi nào được pháp luật cạnh tranh quy định là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đối tượng, hình thức thể hiện và đặc điểm của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh này được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành bài viết này caf-global.com sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc nhé.

Quy định của pháp luật cạnh tranh
Quy định của pháp luật cạnh tranh

Cơ sở pháp lý

  • Luật doanh nghiệp năm 2020.
  • Luật cạnh tranh năm 2018.
  • Các văn bản pháp lý có liên quan khác.

Những hành vi vi phạm luật cạnh tranh – Quy định của pháp luật cạnh tranh

  1. Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác luôn mang bản chất bóc lột.
  2. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.
  3. Ép buộc trong kinh doanh.
  4. Gièm pha doanh nghiệp khác.
  5. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của người khác.
  6. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Chỉ dẫn gây nhầm lẫn – Quy định của pháp luật cạnh tranh

Dựa vào các đặc điểm của hành vi này ta có thể nhận thấy chỉ dẫn gây nhầm lẫn bao gồm hai dạng vi phạm cụ thể sau đây: Hành vi sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý… làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh; Hành vi kinh doanh các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

Đối tượng của hành vi

Đối tượng của hành vi là các chỉ dẫn thương mại của sản phẩm. Luật cạnh tranh không có định nghĩa cụ thể về chỉ dẫn thương mại mà chỉ liệt kê một số đối tượng được coi là chỉ dẫn thương mại bao gồm: tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và những dấu hiệu khác theo quy định của Chính phủ.

Chỉ dẫn thương mại là một dấu hiệu cũng như cơ sở quan trọng để khách hàng có thể nhận biết sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể và là những dấu hiệu để phân biệt chúng trong những sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Về hình thức thể hiện

Hai hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn được liệt kê ở trên có cấu thành pháp lý khác nhau. Đối với hành vi sử dụng các chỉ dẫn chứa đựng những thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý…làm sai lệch các nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ với mục đích cạnh tranh doanh nghiệp được giả định vi phạm đã sử dụng các chỉ dẫn thương mại có nội dung trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn của doanh nghiệp khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Còn hành vi kinh doanh sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn thì chỉ áo dụng đối với những doanh nghiệp tham gia vào việc phân phối các sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm.

Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác luôn mang bản chất bóc lột

Khi sử dụng các thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn doanh nghiệp vi phạm đã có ý dựa dẫm vào danh tiếng của sản phẩm khác hoặc của doanh nghiệp khác để tiêu thụ sản phẩm của mình. đã hưởng thành quả đầu tư của người khác một cách bất chính.

Dưới góc độ pháp lý, hành vi vi phạm đã xâm hại quyền được bảo hộ các thành quả đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh luôn là động lực thúc đẩy các nhà kinh doanh phải tìm mọi cách khẳng định vị trí của mình và của sản phẩm trong thói quen tiêu dùng của thị trường.

Dưới góc độ quyền lợi của người tiêu dùng, hành vi vi phạm với những thông tin gây nhầm lẫn, đã tác động trực tiếp đến ý thức của khách hàng, làm cho họ không thể lựa chọn đúng sản phẩm mong muốn đã xâm phạm đến quyền tự do lựa chọn của người tiêu dung. Hành vi này thực sự nguy hại cho xã hội khi sản phẩm bị giả mạo các chỉ dẫn thương mại lại là sản phẩm kém chất lượng.

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

Các hành vi vi phạm bí mật kinh doanh có thể xác định thành 3 nhóm hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, cụ thể như sau:

– Hành vi tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp tìm cách có được các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác một cách bất chính. Để cấu thành những hành vi này cần xác định hai điều kiện cơ bản như sau:

Doanh nghiệp vi phạm đang nỗ lực tiếp xúc hoặc góp nhặt những thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác.

Việc tiếp cận, thu thập thông tin là bất chính, không lành mạnh. Tính chất bất chính của hành vi được thể hiện thông qua phương cách mà doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận, thu thập bí mật kinh doanh.

– Hành vi tiết lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh

Biểu hiện của hành vi doanh nghiệp đã để cho người khác biết các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác trong các tình huống sau:

Không được phép của chủ sở hữu;

Vi phạm hợp đồng bảo mật với chủ sở hữu của bí mật kinh doanh hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật.

Theo Luật cạnh tranh cho dù với động cơ và mục đích gì, hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh chỉ cần có đủ hai tình huống trên sẽ bị coi là cạnh tranh không lành mạnh.

– Sử dụng bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác

Việc doanh nghiệp sử dụng bí mật kinh doanh của người khác cho hoạt động kinh doannh của mình bị coi là cạnh tranh không lành mạnh nếu thuộc một trong hai trường hợp sau:

Không được phép của chủ sở hữu bí mật đó;

Nhằm mục đích kinh doanh, xin giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm. Trong trường hợp này, pháp luật không quan tâm đến nguồn gốc, tính hợp pháp của bí mật kinh doanh mà chỉ cần xác định tính không được phép của chủ sở hữu đối với việc sử dụng là đủ để kết luận về sự vi phạm.

Ép buộc trong kinh doanh – Quy định của pháp luật cạnh tranh

Khoản 2 Điều 45 Luật cạnh tranh năm 2018 định nghĩa về ép buộc trong kinh doanh cụ thể như sau: “Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó”. Theo khái niệm trên hành vi ép buộc trong kinh doanh có cấu thành pháp lý bao gồm các yếu tố sau:

Đối tượng của hành vi là khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác. Từ dấu hiệu này, có thể thấy, bằng hành vi của mình doanh nghiệp vi phạm đã không trực diện giao tiếp với doanh nghiệp khác (đối thủ), mà tác động đến khách hàng hoặc đối tác của họ. Khách hàng, đối tác kinh doanh có thể là các tổ chức, cá nhân đang giao dịch hoặc sẽ giao dịch (khách hàng tiềm năng) của doanh nghiệp khác; có thể là người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có giao dịch với doanh nghiệp bị xâm phạm.

Hình thức của hành vi là doanh nghiệp vi phạm dùng thủ đoạn đe dọa hoặc cưỡng ép những đối tượng trên để buộc họ không được giao dịch, ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác. Dấu hiệu này được làm rõ từ những nội dung sau đây:

Việc đe dọa hoặc cưỡng ép được thực hiện nhằm khống chế ý chí của khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp vi phạm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp với vai trò tổ chức hoặc thuê mướn người khác thực hiện các thủ đoạn đe dọa, cưỡng ép các đối tượng trên. Phương thức đe dọa, cưỡng ép rất đa dạng và không giống nhau trong các vụ việc cụ thể.

Yêu cầu được doanh nghiệp vi phạm đưa ra cho người bị đe dọa, bị cưỡng ép là không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp khác. Yêu cầu này có thể được đặt ra công khai hoặc ẩn chứa trong thủ đoạn đe dọa, cưỡng ép để các đối tượng bị tác động phải hiểu ngầm.

– Sự không lành mạnh của hành vi được chứng minh bằng các hậu quả gây ra cho khách hàng (người tiêu dùng, đối tác của doanh nghiệp khác) và doanh nghiệp bị xâm hại:

Với khách hàng, quyền lựa chọn của họ bị xâm phạm do bị ngăn trở, bị cưỡng ép mà không thể thiếp lập được giao dịch, không tiếp tục thực hiện được giao dịch theo ý chí của mình. Quyền lựa chọn bị khống chế sẽ dẫn đến khả năng khách hàng phải giao dịch với doanh nghiệp vi phạm hoặc người được chỉ định. Dấu hiệu ép buộc khách hàng phải giao dịch với mình hoặc với người mà mình chỉ định khi điều tra về hành vi ép buộc không được đặt ra.

Hành vi này mang bản chất côn đồ trong kinh doanh, có thể gây ra những xáo trộn trong xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự an ninh của cộng đồng, là những dấu hiệu không lành mạnh trong đời sống kinh doanh đòi hỏi pháp luật và công quyền phải thẳng tay trừng trị.

Với các doanh nghiệp khác, việc không thiết lập được, không thực hiện được những giao dịch của họ với khách hàng có thể làm cho tình hình kinh doanh bị ngăn trở, rối loạn. Mặc dù đối tượng của hành vi ép buộc trong kinh doanh là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp vi phạm, song thủ đoạn cản trở khách hàng thiết lập, thực hiện giao dịch cũng đã làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị cản trở hoặc bị hạn chế.

Gièm pha doanh nghiệp khác – Quy định của pháp luật cạnh tranh

Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Cấu thành pháp lý của hành vi này bao gồm các yếu tố sau:

– Hình thức của hành vi là việc trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác. Việc đưa thông tin có thể được thực hiện một cách trực tiếp từ doanh nghiệp vi phạm, hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí. Những doanh nghiệp vi phạm có thể thực hiện hành vi công khai hoặc không công khai.

– Hậu quả của hành vi là gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị thông tin nói đến. Uy tín của doanh nghiệp phản ảnh niềm tin và sự yêu thích của khách hàng đối với doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Sự giảm sút uy tín của doanh nghiệp bị xâm hại thể hiện ở sự giảm sút một cách bất thường các giao dịch, doanh số bán ra, doanh thu của doanh nghiệp, số lượng khách hàng so với trước đó. Những ảnh hưởng xấu của hành vi gièm pha đối với tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh thể hiện ở các số liệu kế toán thống kê, những biến động bất thường của tình hình tài chính, những sự kiện làm rối loạn hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của người khác – Quy định của pháp luật cạnh tranh

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi của doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp làm cản trở hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Căn cứ pháp lý đối với hành vi này được quy định bao gồm:

– Tình hình kinh doanh của họ bị gián đoạn hoặc bị cản trở

– Hậu quả này dã xảy ra trên thực tế

Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Đây là một biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, quảng cái hàng hóa, dịch vụ “việc chủ thể kinh doanh giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ” giúp các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh chóng. Đối với người tiêu dùng, hoạt động quảng cáo cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản về tình hình thị trường, về hàng hoá, dịch vụ nhằm nâng cao khả năng lựa chọn của họ đối với các sản phẩm trên thị trường. Với ý nghĩa đó, hoạt động quảng cáo thực sự có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và của các doanh nghiệp.

Công ty dịch vụ kế toán uy tín

Nhắc đến công ty kế toán, kiểm toán uy tín, chất lượng tại HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai …. không thể không nhắc đến công ty CAF. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành, đơn vị đã và đang từng ngày nỗ lực đóng góp một phần công sức vào việc minh bạch hóa số liệu tài chính, giảm thiểu các rủi ro về thuế, đồng hành cùng sự phát triển của các doanh nghiệp.

Đến với Công ty CAF chúng tôi doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ các dịch vụ về kế toán, kiểm toán gồm:

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812