Hiểu chi tiết về xuất siêu là gì
Xuất siêu là gì?
Công thức tính là gì?
Ý nghĩa của việc XUẤT SIÊU? NHập SIÊU là gì?
NHững nội dung quan trọn khi nói đến xuất siêu?
Xuất siêu là thuật ngữ trong kinh tế mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị lớn hơn hơn 0. Trường hợp trong một khoảng thời gian nhất định, kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu sẽ được gọi là xuất siêu. Hàng hoá được coi là “đòn bẩy” của nền kinh tế, góp phần nâng cao giá trị của nền kinh tế. Từ đó tạo bước tiến vượt bậc và trở thành nền tảng phát triển bền vững cho nền kinh tế.

Xuất siêu hàng hoá là khi trong một thời kỳ nhất định, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá. Xuất siêu hàng hóa cho thấy tình trạng thặng dư cán cân thương mại hàng hoá.
Xuất siêu là khi tổng giá trị xuất khẩu > tổng giá trị nhập khẩu trong thời kỳ nhất định.
Giải thích THUẬT NGỮ – Hiểu chi tiết về xuất siêu là gì
Cán cân thương mại: Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
Hệ thống tài khoản ghi lại toàn bộ các nghiệp vụ thanh toán hay bảng đối chiếu giữa tổng số các khoản thu với các khoản chỉ về thương mại của một nước với các nước khác trong một thời kì nhất định (tháng, quý, năm,…), thể hiện các khoản thu từ nước ngoài và các khoản chỉ trả cho nước ngoài trên cơ sở các hoạt động thương mại và được tính bằng ngoại tệ chuyển đổi. Nói cách khác, cán cân thương mại là bảng cân đối giữa thu xuất khẩu và chỉ nhập khẩu của một nước trong một thời kì nhất định. Cán cân thương mại có vai trò rất quan trọng, giúp một nước đánh giá khả năng cạnh tranh về thương mại trên thị trường quốc tế, cho phép đánh giá và phân tích mối liên hệ giữa khả năng sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của xã hội (bao gồ cả hàng hoá và dịch vụ). Cán cân thương mại là một bộ phận của cán cân thanh toán.
Cán cân thương mại còn gọi là bảng cân đối thương mại, cán cân thương mại quốc tế.
Ảnh hưởng của xuất siêu đến nền kinh tế – Hiểu chi tiết về xuất siêu là gì
Hai tháng đầu năm 2016, Việt Nam xuất siêu hơn 865 triệu USD nhưng công lớn này đến từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo số liệu Bộ Công Thương vừa công bố trong tháng 2-2016, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam thặng dư 100 triệu USD giúp cán cân từ đầu năm đến nay thặng dư (xuất siêu) khoảng 865 triệu USD.
Việt Nam là nước xuất siêu hay nhập siêu – Hiểu chi tiết về xuất siêu là gì
Việt Nam hiện nay đang là nước xuất siêu. Theo thống kê, xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu trong 7 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì mức thặng dư 764 triệu USD. Cụ thể trong tháng 7 năm 2022, Việt Nam tiếp tục tăng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Trong đó xuất khẩu ước tính tăng 8.9% (đạt 30,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu ước tính đạt 30,3 tỷ USD tăng 3.4%.
Tuy được các chuyên gia kinh tế đánh giá là tín hiệu tốt về sự phục hồi của nền kinh tế nhưng mức tăng trưởng này còn khá thấp và nhập siêu trở lại là nguy cơ có thể xảy ra. Vì thế, với tình hình này thì các biện pháp hạn chế nhập siêu cần được nhà nước ta cân nhắc và thực thi.
Các biện pháp như: Nâng cao chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh hiệu quả tính cạnh tranh của hàng hóa nội địa và hàng hóa nước ngoài, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá công nghệ để hạn chế nhập khẩu linh kiện lắp ráp,v.v.
Hơn nữa các biện pháp an toàn, linh hoạt, thích nghi với tình hình dịch bệnh trong quá trình phục hồi nền kinh tế hiện nay cũng cần được đẩy mạnh. Điều này nhằm phát triển kinh tế được ổn định và bắt kịp với thế giới. Ngoài ra cũng cần có những khoản dự phòng, phòng trường hợp rủi ro về tài chính, tiền tệ, lạm phát gia tăng. Việc này sẽ bảo vệ được thị trường kinh tế phát triển ổn định nhất.
Các quốc gia xuất siêu lớn của Việt Nam
Trong năm 2022, Việt Nam đã có một thành tựu nổi bật về kinh tế với xuất siêu cao hơn năm 2021. Trong đó có 3 thị trường quốc gia Việt Nam xuất siêu lớn với tổng mức xuất siêu xấp xỉ 11,4 tỷ USD là: Mỹ, Hà Lan và Hồng Kông
Mỹ, Hà Lan, Hồng Kông là 3 thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam
Đứng thứ nhất là thị trường Mỹ với mức xuất siêu cao gấp 10 lần so với thị trường đứng nhì, tăng cao so với năm ngoái là 94,92 tỷ USD so với 80,99 tỷ USD và 86,8% so với 816% (lớn hơn cả về mặt tuyệt đối và tỷ lệ xuất siêu)
Trong đó có 12 mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu với Mỹ có quy mô lớn. Lớn nhất là mặt hàng máy móc với 20,18 tỷ USD, mặt hàng may dệt với 17,36 tỷ USD, mặt hàng máy tính với 15,94 tỷ USD, mặt hàng điện thoại với 11,88 tỷ USD, mặt hàng giày dép với 9,62 tỷ USD, mặt hàng gỗ với 8,66 tỷ USD cùng một số mặt hàng khác chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng kim ngạch.
Nguyên nhân dẫn đến xuất siêu sang Mỹ: cộng đồng người Việt đang sinh sống ở Mỹ khá đông (khoảng 2 triệu người); Mỹ đầu tư số vốn lớn ở Việt Nam; Mỹ có nhu cầu nhập khẩu rất lớn (tổng mức nhập khẩu của Mỹ vào năm 2022 lên đến khoảng 2,8 nghìn tỷ USD, trong khi đó xuất khẩu vào Mỹ của nước ta mưới chiếm gần 3,9%); hàng hoá của nước ta xuất khẩu vào Mỹ có giá tương đối rẻ; lượng khách Mỹ đến Việt Nam khá đông.
Đứng vị trí thứ hai là Hà Lan với mức xuất siêu lớn hơn Xuất siêu sang Hà Lan lớn hơn năm 2021 cả về mức tuyệt đối và tỷ lệ xuất siêu tương ứng với 9,76 tỷ USD so với 7 tỷ USD và 93,5% so với 91,1%
Các nhiều nguyên nhân xuất siêu sang Hà Lan. Về mặt đầu tư, xuất khẩu của Việt Nam 2022 vào Hà Lan chiếm 11,4% tổng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Hà Lan năm 2022 (đạt trên 616 tỷ USD). Mặt hàng xuất khẩu sang Hà Lan không nhiều nhưng có có quy mô lớn như: máy tính, giày dép, dệt may (đạt trên 1 tỷ USD).
Trong 28 mặt hàng chủ yếu, có 23 mặt hàng tăng, trong đó máy móc là mặt tăng cao trên 1 tỷ USD. Ngược lại với xuất khẩu, nhập khẩu từ Hà Lan của nước ta thấp và giảm (668,8 triệu USD so với 687 triệu USD).
Cách tính Giá trị xuất siêu
Theo như định nghĩa khái niệm xuất siêu là gì, để tính được giá trị xuất siêu (và cả nhập siêu), trước hết ta cần phải tính được sự chênh lệch của giá trị xuất khẩu và nhập khẩu (hay còn gọi là cán cân xuất nhập khẩu).
Nếu tổng giá trị xuất khẩu vượt qua tổng giá trị nhập khẩu (tổng giá trị xuất khẩu lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu) thì cán cân xuất nhập khẩu sẽ thặng dư (lớn hơn 0) và được gọi là xuất siêu.
Còn ngược lại nếu tổng giá trị nhập khẩu vượt qua tổng giá trị xuất khẩu (tổng giá trị xuất khẩu bé hơn tổng giá trị nhập khẩu) thì cán cân xuất nhập khẩu sẽ thâm hụt (bé hơn 0) và được gọi là nhập siêu. Và cuối cùng nếu cán cân bằng 0 thì nền kinh tế đạt trạng thái hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Công ty kiểm toán độc lập ở Bình Dương giá tốt.
Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu:
Cán cân xuất nhập khẩu = Xuất khẩu – Nhập khẩu
Lưu ý: Nếu ra âm phải có dấu (-) phía trước
Tác động của xuất siêu đối với nền kinh tế
Khác với nhập siêu có tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đối với nền kinh tế, xuất siêu hầu như chỉ có tác động tích cực, cụ thể như sau:
Việc xuất hiện xuất siêu tác động tích cực đến nền kinh tế, trực tiếp nhất là góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá VND/USD.
Những chỉ số xuất siêu có thể phản ánh được mức độ cạnh tranh hàng hóa của một nước đối với những nước khác trên thị trường quốc tế trong một giai đoạn có tốt hay không.
Một tác động khác của xuất siêu đó là tạo động lực sản xuất trong nước, kích thích xuất khẩu tăng trưởng. Trong điều kiện tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng ở trong nước còn yếu so với sản xuất thì việc tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu sẽ có tác động “kích cung”.
>>> Xem thêm: Thuê công ty dịch vụ kế toán thuê uy tín Bình Dương.
Công ty dịch vụ kế toán kiểm toán uy tín
Là một trong các công ty kiểm toán uy tín, Caf-global.com hoạt động vào năm 2019 CAF luôn không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng dịch vụ cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Công ty không những cải thiện chất lượng mang đến cho khách hàng mà dần bao phủ có mặt tại các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Đồng Nai …..
CAF GLOBAL chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thẩm định, tư vấn thuộc lĩnh vực kinh quản trị doanh nghiệp, dịch vụ lập báo cáo chuyển giá, dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản … và dịch vụ ghi sổ kế toán.
CAF cung cấp những dịch vụ nào hiện nay
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói.
Dich vu kiem toan quyet toan du an hoan thanh.
chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ