Chi phí sản xuất kinh doanh là gì
Chi phí sản xuất kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp cần nắm để từ đó tối ưu hóa lợi nhuận, tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, Vậy bạn đã hiểu về chi phí sản xuất quan trọng như thế nào? Cách xác đinh chi phí sản xuất như thế nào? Cách tối ưu chi phí sản xuất kinh doanh …. Hày cùng Caf-global.com tìm hiểu chi tiết nội dung này nhé.
Giả sử trên thị trường có hai công ty cùng sản xuất ra sản phẩm là “máy quạt” nhưng nếu công ty bạn tối ưu được chi phí sản xuất ( Chi phí khấu hao, chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tối ưu được các chi phí khác như: tiền điện, nước, công cụ dụng cụ sản xuất ) thì 1 sản phẩm bạn tạo ra có giá vốn tốt từ đó khả năng cạnh tranh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp bạn tốt hơn ( Đặt giả thuyết hai sản phẩm có chất lượng như nhau). Từ đó chúng ta thấy được tầm quan trọn trong công tác quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Cách xác định chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố mới nhất năm 2024.
Chi phí sản xuất là gì?
Chi phí sản xuất là tổng số tiền hoặc tài sản mà doanh nghiệp phải chi trả để sản xuất ra một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Chi phí sản xuất bao gồm tất cả các khoản chi tiêu liên quan đến quá trình sản xuất từ việc mua nguyên liệu, lao động, máy móc, thiết bị, khấu hao, tiền điện, tiền nước ….. đến các chi phí vận hành và quản lý.
>>> Xem thêm: Cách tính định mức, chi phí nhiên liệu trong doanh nghiệp vận tải mới nhất.
Tầm quan trọng của chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh.
Chi phí sản xuất thấp sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận.
Dưới đây là một số vai trò quan trọng của loại chi phí này mà các bạn có thể quan tâm
Cơ sở lập kế hoạch tài chính, tối ưu hóa lợi nhuận kinh doanh
Bằng cách kiểm soát và tối ưu hóa chi phí sản xuất hoặc tăng giá bán sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận cao hơn mà không làm mất sự hấp dẫn trên thị trường.
Đồng thời, xác định chính xác chi phí sản xuất còn giúp nhà kinh doanh lập kế hoạch tài chính, ngân sách một cách hợp lý và đảm bảo khả năng thanh toán, thu hồi vốn.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán thuế kế toán tổng hợp trong công ty may mặc mới nhất.
Căn cứ để xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ
Chi phí sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ. Để đảm bảo tính cạnh tranh, doanh nghiệp cần đặt giá thành phù hợp với chi phí sản xuất và có khả năng tạo ra lợi nhuận.
Định hình chiến lược kinh doanh, quản lý hiệu suất
Xác định chi phí sản xuất giúp quyết định về việc mở rộng sản xuất, đầu tư vào nâng cấp thiết bị hoặc loại bỏ một sản phẩm hoặc dịch vụ không có lợi nhuận. Đồng thời, xác định những nguồn lãng phí hoặc chi phí không cần thiết, doanh nghiệp có thể cải thiện quy trình sản xuất và tiết kiệm tài nguyên.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm làm toán kế toán tổng hợp thuế trong công ty sản xuất cafe, kinh doanh cà phê.
Phân loại chi phí sản xuất
Số 1 Theo tính chất kinh tế của chi phí
Chi phí sản xuất được phân loại theo tính chất kinh tế của chi phí thành các loại sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và có thể xác định được một cách cụ thể cho từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Ví dụ: chi phí nguyên liệu chính, chi phí phụ liệu, chi phí bao bì,…
Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và có thể xác định được một cách cụ thể cho từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Ví dụ: chi phí tiền lương, chi phí phụ cấp, chi phí bảo hiểm,…
Chi phí sản xuất chung: Là chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhưng không thể xác định được một cách cụ thể cho từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
Theo mục đích và công dụng của chi phí
Nếu phân loại chi phí sản xuất theo công dụng và mục đích thì chi phí sản xuất bao gồm các loại sau:
Các khoản phí dùng trong nguyên vật liệu bao gồm chi phí nguyên liệu chính, chi phí phụ liệu, chi phí bao bì,…
Chi phí thuê và trả lương nhân công bao gồm chi phí tiền lương, chi phí phụ cấp, chi phí bảo hiểm,…
Các chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, chi phí nguyên liệu gián tiếp, chi phí lao động gián tiếp, chi phí dịch vụ mua ngoài,…
Chi phí dịch vụ bên ngoài bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, chi phí hoa hồng đại lý, môi giới,…
Chi phí dụng cụ sản xuất bao gồm chi phí mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa dụng cụ sản xuất,…
Chi phí khác bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng không thuộc các loại chi phí trên, chẳng hạn như chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí quản lý sản xuất,…
Theo khối lượng sản phẩm và công việc hoàn thành
Chi phí sản xuất được phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm và công việc hoàn thành thành các loại sau:
Chi phí biến đổi: Là chi phí thay đổi khi khối lượng sản phẩm và công việc hoàn thành thay đổi.
Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,…
Chi phí cố định: Là chi phí không thay đổi khi khối lượng sản phẩm và công việc hoàn thành thay đổi trong phạm vi nhất định.
Ví dụ: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo hiểm tài sản,…
Theo quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm
Chi phí sản xuất được phân loại theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm thành các loại sau:
Chi phí nguyên liệu: Là chi phí phát sinh do sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Chi phí lao động: Là chi phí phát sinh do sử dụng lao động trong quá trình sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng không thể xác định được một cách cụ thể cho từng loại chi phí nguyên liệu và chi phí lao động.
Theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí
Chi phí sản xuất được phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí thành các loại sau:
Theo đối tượng tập hợp: Là chi phí được tập hợp theo các đối tượng chịu chi phí như sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bộ phận, phân xưởng,…
Theo yếu tố chi phí: Là chi phí được tập hợp theo các yếu tố chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung,…
Công thức tính chi phí sản xuất
Công thức tính chi phí sản xuất có thể biến đổi tùy thuộc vào loại sản phẩm hoặc dịch vụ, ngành nghề và cách doanh nghiệp tổ chức dữ liệu. Tuy nhiên, dưới đây là một công thức cơ bản để tính chi phí sản xuất, đặc biệt là cho sản phẩm.
Chi phí sản xuất = Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí lao động sản xuất + Chi phí máy móc và thiết bị + Chi phí quản lý sản xuất + Chi phí khác
Trong đó:
- Chi phí nguyên liệu: Đây bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến việc mua và xử lý nguyên liệu để sản xuất sản phẩm. Công thức cơ bản có thể được biểu thị như sau: Chi phí nguyên liệu = (Số lượng nguyên liệu cần thiết) x (Giá trị của nguyên liệu một đơn vị)
- Chi phí lao động sản xuất: Bao gồm các chi phí liên quan đến tiền lương và các lợi ích cho nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất. Công thức là: Chi phí lao động sản xuất = (Số giờ lao động cần thiết) x (Mức lương trung bình của lao động sản xuất)
- Chi phí máy móc và thiết bị: Đây bao gồm chi phí sử dụng và bảo trì máy móc và thiết bị sản xuất. Công thức: Chi phí máy móc và thiết bị = (Giá trị máy móc và thiết bị) / (Tuổi thọ trung bình của máy móc và thiết bị)
- Chi phí quản lý sản xuất: Đây là chi phí liên quan đến quản lý và giám sát quá trình sản xuất. Công thức cơ bản là: Chi phí quản lý sản xuất = (Lương và phúc lợi của nhân viên quản lý sản xuất) + (Chi phí vận hành cơ sở sản xuất)
- Chi phí khác: Điều này bao gồm các chi phí khác không thuộc các danh mục trên, chẳng hạn như chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm, chi phí thuê mặt bằng, và các chi phí hỗ trợ khác.
Những cách để tối ưu hóa chi phí trong sản xuất
- Có quy trình sản xuất TỐT để sử dụng nhân công hợp lý giúp tiết kiệm nhân công trong sản xuất.
- Sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất nhanh hơn – chất lượng hơn.
- Đội ngũ quản lý sản xuất có kinh nghiệm, có quy trình chuẩn.
- Vận hành máy móc sản xuất hiệu quả để giảm hư hao máy móc, thiết bị ….
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ