Bù trừ công nợ là gì và cách hạch toán bù trừ công nợ

Bù trừ công nợ là gì và cách hạch toán bù trừ công nợ

Bù trừ công nợ là gì và cách hạch toán bù trừ công nợ

Bù trừ công nợ hay còn gọi là cấn trừ công nợ là một trong những nghiệp vụ khá phổ biến, vậy bù trù công nợ là gì? Cách bù trừ công nợ? Những hồ sơ cần có khi tiến hành bù trừ công nợ gồm những gì? Cách hạch toán các bút toán bù trừ công nợ? …. Cùng Caf-global.com tìm hiểu chi tiết nội dung này các bạn nhé.

>>> Xem thêm: Các hạch toán các bút toán bù trừ công nợ

Bù trừ công nợ được hiểu như thế nào?

Bù trừ công nợ được hiểu là một loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ giao dịch hoạt động mua bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa các đơn vị với nhau, trong đó một đơn vị này sẽ đóng vai trò vừa là người mua lại vừa là người bán với một đơn vị khác; Trong quá trình thanh toán, bên cạnh các hình thức trực tiếp như thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trao đổi hàng hóa … nếu có những phát sinh giao dịch mua bán đồng thời nêu trên thì hai bên có thể thực hiện cấn trừ công nợ,  bằng cách công nợ phải thu sẽ được bù trừ với công nợ phải trả, số chênh lệch còn lại (nếu có) sẽ được thanh toán hoặc bù trừ vào các giao dịch phát sinh kế tiếp.

Bù trừ công nợ là gì và cách hạch toán bù trừ công nợ
Bù trừ công nợ là gì và cách hạch toán bù trừ công nợ

CẤN TRỪ CÔNG NỢ Là một phương pháp điều chỉnh nợ giữa ba bên có nghĩa vụ tài chính đối với nhau. Cơ cấu này thường được áp dụng trong các trường hợp một bên có khả năng thanh toán nợ cho bên thứ hai, và bên thứ hai có khả năng thanh toán nợ cho bên thứ ba, nhưng bên thứ ba lại có nghĩa vụ tài chính đối với bên đầu tiên.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cach-chia-va-cac-hinh-thuc-chia-loi-nhuan-trong-cong-ty-co-phan/

Các lợi ích của việc bù trừ công nợ

Giảm số lượng giao dịch tiền mặt/tiền gửi ngân hàng giữa các bên, giảm chi phí và thời gian thực hiện các giao dịch thanh toán và chuyển tiền. Tối ưu hóa dòng tiền, các bên có thể tiết kiệm được lượng tiền mặt dự kiến sẽ thanh toán và sử dụng nó cho các mục đích khác.

>>> Xem thêm: Cách chia lợi nhuận đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Chứng từ cần có khi cấn trừ công nợ gồm những hồ sơ chứng từ gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trong đó ghi rõ, cụ thể về hình thức thanh toán cấn trừ công nợ; Phiếu nhập kho, xuất kho, biên bản nghiệm thu bàn giao.

Hóa đơn giá trị gia tăng.

Phiếu chi, phiếu thu, báo nợ, báo có.

Biên bản thỏa thuận bù trừ (cấn trừ) công nợ

Những quy định liên quan đến thanh toán bù trừ công nợ mà các bạn kế toán cần lưu ý

Về thuế (GTGT) giá trị gia tăng

Căn cứ theo khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định các trường hợp không dùng tiền mặt được khấu trừ thuế GTGT:

a) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp cấn trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản cấn trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.

b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức cấn trừ công nợ như vay, mượn tiền; bù trừ (cấn trừ) công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.”

Về thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ tại quy định khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC quy định các khoản được trừ khi tính thuế TNDN; sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. “

Để việc thanh toán cấn trừ công nợ hợp lý và được khấu trừ thuế GTGT thì cần

Hợp đồng mua bán (quy định rõ trong hợp đồng về việc thanh toán cấn trừ công nợ)

Biên bản cấn trừ công nợ 2 bên (Phải có xác nhận của 2 bên)

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Cách hạch toán cấn trừ công nợ mới nhất hiện nay

Khi Bán hàng hóa, dịch vụ

Ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán, ghi nhận Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, kế toán tiến hành hạch toán như sau:

Nợ TK 131, 111, 112 …

Có TK 511

Có TK 3331

Kế toán tiên hành ghi nhận Giá vốn hàng bán – dịch vụ như sau

Nợ TK 632

Có TK 152, 154, 155, 156 …

Khi mua hàng

Nợ TK 152, 153, 156…

Nợ TK 133

Có TK 331

Bút toán hạch toán bù trừ công nợ

Nợ TK 331.

Có TK 131.

Dịch vụ kế toán báo cáo thuế và kiểm toán uy tín

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812