Các bước làm thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng
Công ty bạn đủ điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng và công ty bạn chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế GTGT như bạn chưa biết nên bắt đầu từ đâu? Trình tự và thủ tục hoàn thuế GTGT mới nhất như thế nào? Những vấn đề cần lưu ý về sổ sách kế toán, chuẩn bị những sổ sách kế toán – chứng từ kế toán nào khi hoàn thuế GIÁ TRỊ GIA TĂNG? …. Hãy cùng Caf-global.com tìm hiểu chi tiết về nội dung này nhé.
Các hồ sơ kế toán cần chuẩn bị khi tiến hành hoàn thuế giá trị gia tăng
- Hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ.
- Hóa đơn mua vào.
- Hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ.
- Các chứng từ thanh toán như: Phiếu chi; Phiếu thu; giấy báo nợ; giấy báo có.
- Các chứng từ có liên quan khác phục vụ cho việc hoàn thuế giá trị gia tăng.
- Sổ sách kế toán như: Sổ nhật ký chung; sổ cái các tài khoản; Sổ chi tiết các tài khoản.
- Báo cáo tài chính công ty.
- Bảng kê mua hàng hóa dịch vụ – bảng kê bán ra.
- Tờ khai thuế GTGT.
>>> Xem thêm: Điều kiện để công ty được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Cùng CAF tìm hiểu chi tiết các bước hoàn thuế GTGT mới nhất hiện nay
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để hoàn thuế giá trị gia tăng
Nếu công ty bạn thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT, Các bạn tiến hành làm hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng như sau, hồ sơ HOÀN THUẾ GTGT gồm có:
Văn bản yêu cầu hoàn thuế (Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư số 80/2021/TT-BTC).
Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
>>> Xem thêm: Dịch vụ hoàn thuế GTGT uy tín.
Bước 2: Gửi hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đến cơ quan thuế quản lý
Người nộp thuế gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền (cơ quan trực tiếp quản lý thuế của người nộp thuế). Hồ sơ hoàn thuế có thể được gửi thông qua các hình thức sau đây: Gửi trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế; Gửi hồ sơ qua đường bưu chính; Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giải quyết thủ tục hoàn thuế cho người nộp thuế theo quy định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện phân loại hồ sơ và thông báo cho người nộp thuế thuộc 1 trong 2 trường hợp:
Cơ quan thuế chấp nhận hồ sơ hoàn thuế: thực hiện thông báo thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
Cơ quan thuế không chấp nhận hồ sơ hoàn thuế: thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc hồ sơ không đầy đủ.
Bước 4: Nhận tiền hoàn thuế giá trị gia tăng
Người nộp thuế nhận tiền hoàn thuế theo thông báo của cơ quan thuế.
Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau:
Chậm nhất là 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.
Chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế.
Số thuế GTGT được hoàn trong nhiều trường hợp là rất lớn, ảnh hưởng đến nguồn tài chính của doanh nghiệp. Do đó cá nhân, đơn vị và doanh nghiệp lưu ý về điều kiện hoàn thuế GTGT và thủ tục hoàn thuế GTGT để đảm bảo lợi ích của mình.
Ý nghĩa của việc hoàn thuế giá trị gia tăng là gì
Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một trong những cơ chế vận hành của thuế GTGT. Đối với doanh nghiệp, cũng như đối với cả nền kinh tế, hoàn thuế GTGT có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Có thể hiểu hoàn thuế GTGT là việc ngân sách nhà nước trả lại cho đối tượng nộp thuế số tiền thuế GTGT đã nộp vượt quá nghĩa vụ đã thực hiện theo quy định của pháp luật. Số tiền thuế GTGT nộp vượt quá phát sinh khi có sự thay đổi giá trị của hàng hóa, dịch vụ hoặc thay đổi về mức độ điều tiết thuế qua các khâu lưu thông, khi đó số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra làm cho kết quả khấu trừ thuế đạt giá trị âm.
Căn cứ quan trọng để xét hoàn thuế là đối tượng nộp thuế phải nộp theo phương pháp khấu trừ, đây là phương pháp tính thuế đặc trưng của thuế GTGT. Phương pháp khấu trừ thuế cho phép chúng ta có cơ sở để so sánh và xác định sự chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào. Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra, ngân sách nhà nước có nghĩa vụ trả lại số tiền thuế chênh lệch.
Hoàn thuế giá trị gia tăng có ý nghĩa quan trọng
Hoàn thuế GTGT tạo tâm lý an tâm cho các doanh nghiệp khi thực hiện nộp thuế GTGT về sự đảm bảo của Nhà nước trong việc điều chỉnh hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích nhà nước và doanh nghiệp, đảm bảo quyền pháp lý chính đáng cho các chủ thể nộp thuế. Quy định này giúp các nhà đầu tư an tâm về sự bảo đảm tích cực của nhà nước khi hoạt động kinh doanh, thúc đẩy hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Do thuế GTGT là thuế gián thu tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ nên cơ chế hoàn thuế giúp cho các doanh nghiệp tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hóa, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội trong nước. Đồng thời cơ chế hoàn thuế cũng giúp hỗ trợ vốn, giúp điều hòa lượng vốn luân chuyển trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Cơ chế hoàn thuế GTGT có bản chất ưu đãi, hỗ trợ xã hội nên giúp thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển theo định hướng của nhà nước. Theo đó, thông qua cơ chế hoàn thuế, tùy từng giai đoạn nhà nước có thể quy định các trường hợp, đối tượng nào được áp dụng cơ chế hoàn thuế, coi đó như một biện pháp ưu đãi cho ngành, lĩnh vực cần phát triển. Từ đó nhà nước từng bước định hướng sự phát triển các ngành nghề cho phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phát triển của xã hội, đảm bảo sự ổn định bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Chính sách hoàn thuế thể hiện rõ nét vai trò khuyến khích hoạt động xuất khẩu, bởi hàng hóa xuất khẩu cũng là đối tượng được hoàn thuế. Việc hoàn thuế này sẽ giúp cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, góp phần nâng cao sản lượng hàng hóa xuất khẩu, từng bước đưa nước ta trở thành một nước xuất siêu trong tương lai.
Cơ chế hoàn thuế GTGT giúp thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn, chứng từ, mở sổ sách kế toán của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo quy định của pháp luật thuế GTGT, một trong những điều kiện để được hoàn thuế là doanh nghiệp phải có hóa đơn, chứng từ, sổ sách,.. chứng minh hoạt động kinh doanh thuộc diện được hoàn thuế. Do đó đã gián tiếp thúc đẩy việc sử dụng các biện pháp kế toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thông qua đó, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được phát triển một cách chuyên nghiệp, tạo sự thuận lợi cho cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Đồng thời, việc sử dụng hóa đơn được coi như một công cụ của nhà nước trong việc quản lý thuế, đảm bảo công bằng xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, góp phần xây dựng trật tự kỷ cương trong lĩnh vực tài chính.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ
XEM THÊM:
Giảm 2% thuế gtgt đến hết ngày 30/6/2024
Hàng xuất khẩu nhập khẩu chịu thuế giá trị gia tăng bao nhiêu.
Hộ kinh doanh gia đình phải nộp những loại thuế nào năm 2023.
Đối tượng chịu thuế và không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.