Cách chia lợi nhuận đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Cách chia lợi nhuận đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Cách chia lợi nhuận đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Sau một thời gian kinh doanh công ty bạn có lãi và lúc này các thành viên trong công ty TNHH ngồi lại họp và thống nhất về việc sẽ tiến hành chia phần lợi nhuận kinh doanh cho các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn, Vậy căn cứ vào đâu và tỷ lệ chia lợi nhuận cho các thành viên như thế nào là đúng theo quy định mới nhất hiện nay? Thủ tục chia lợi nhuận cho các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên? …. Hãy cùng CAF-GLOBAL.COM tìm hiểu chi tiết nhất.

Cách chia lợi nhuận đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
Cách chia lợi nhuận đối với công ty trách nhiệm hữu hạn

Căn cứ pháp lý mới nhất hiện nay

  • Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
  • Luật kế toán Việt Nam.

Các văn bản có liên quan khác về việc chia lợi nhuận cho các thành viên trong công ty tnhh …

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên là gì?

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Thành viên của công ty là cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty. Số lượng thành viên của công ty tối thiểu là 02 và không vượt quá 50 thành viên.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tài sản của công ty tách bạch với tài sản của các thành viên công ty.

Công ty chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ của công ty bằng tài sản của công ty. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần. Tuy nhiên, công ty được phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Thành viên công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác nhưng phải tuân thủ các điều kiện nhất định.

Điều kiện chia lợi nhuận cho các thành viên trong công ty TNHH quy định thế nào

Căn cứ theo Điều 69 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận”.

>>> Xem thêm: Cách hạch toán chia lợi nhuận sau thuế cho các thành viên mới nhất

KẾT LUẬN

  • Công ty không thể tự chia lợi nhuận cho các thành viên mà buộc phỉa thực hiện các nghĩa vụ theo quy định. Sau đó, dựa vào các điều kiện cơ bản để chia lợi nhuận, cụ thể:
  • Kinh doanh có lãi, theo đó lãi là phần giá trị lớn hơn, thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ so với giá thành và chỉ phí tiêu thụ sản phẩm.
  • Đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định pháp luật. Bởi lẽ khi doanh nghiệp thu được lợi nhuận, việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước cần được ưu tiên.
  • Bảo đảm sau khi chia lợi nhuận vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau.

Vì lợi ích của chủ nợ đối với khoản vay thực chất được bảo đảm bằng giá trị sinh lời của tài sản đầu tư của doanh nghiệp. Do kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đạt mục đích, vốn chỉ được thu hồi sau một thời hạn nhất định. Bởi vậy, khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh có lãi, việc thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả cần được đảm bảo thanh toán.

>>> Xem thêm: Thue gia tri gia tang

Cách thức chia lợi nhuận cho các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn

Có 02 cách để chia lợi nhuận đối với công ty TNHH hiện nay hãy cùng công ty CAF tìm hiểu về hai cách chia lợi nhuận trong cong ty trach nhiem huu han hai tahnh vien tro len mới nhất hiện nay nhé.

Cách thứ nhất chia theo thỏa thuận giữa các thành viên

Điều lệ Công ty sẽ bao gồm các thỏa thuận giữa các thành viên. Theo đó, điều lệ công ty là văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty và nguyên tắc trong quá trình hoạt động của công ty. Việc phân chia lợi nhuận cũng là một điều khoản được ghi nhận tại Điều lệ công ty, căn cứ vào khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

“Điều 24. Điều lệ công ty

Điều lệ công ty bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

k) Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;

l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;

m) Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;

n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.”

Cách thứ hai là chia theo phần vốn góp tương ứng của thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn

Cách thức phân chia này được căn cứ theo quy định về quyền của Hội đồng thành viên tại khoản 1 Điều 49 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

“Điều 49. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên

Thành viên Hội đồng thành viên có các quyền sau đây:

a) Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

b) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;

c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật…”

Như vậy, nếu giữa cách thành viên không thỏa thuận được thì lợi nhuận trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ được phân chia tương ứng với phần vốn góp của thành viên đó vào công ty, nếu góp vốn càng cao thì lợi nhuận thu về càng cao.

Thu hồi lợi nhuận đã chia trong công ty trách nhiệm hữu hạn

Điều 70 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau: “Trường hợp hoàn trả một phần vốn góp do giảm vốn điều lệ trái với quy định tại khoản 3 Điều 68 của Luật này hoặc chia lợi nhuận cho thành viên trái với quy định tại Điều 69 của Luật này thì các thành viên công ty phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận; phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng với số tiền, tài sản chưa hoàn trả đủ cho đến khi hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận.”

Khi không đáp ứng được các điều kiện về việc chia lợi nhuận như quy định pháp luật mà công ty vẫn tiến hành chia lợi nhuận cho các thành viên thì các thành viên đó phải hoàn trả lại công ty số tiền, tài sản đã nhận được, đồng thời phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty tương ứng với số tiền, tài sản chưa hoàn trả đủ cho đến khi hoàn trả đủ số tiền, tài sản khác đã nhận.

Cách chia lợi nhuận công ty TNHH trong đó có thành viên nước ngoài tham gia vào công ty được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Luật đầu tư thì có nhiều hình thức đầu tư như đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

Trường hợp 1: Hoạt động đầu tư được thực hiện dưới hình thức thành lập tổ chức kinh tế

“Điều 22. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

“1. Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:

a) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

b) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

c) Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

KẾT LUẬN 1

Nếu đầu tư dưới hình thức thành lập tổ chức kinh tế thì quyền và nghĩa vụ của các thành viên góp vốn cũng như việc phân chia lợi nhuận sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế được thành lập, cụ thể:

– Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì thành viên Hội đồng thành viên được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Đối với Công ty cổ phần thì cổ đông được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Trường hợp 2: Hoạt động đầu tư được thực hiện theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)

“Điều 28. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

“1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận”

“Điều 29. Nội dung hợp đồng BCC

“1. Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật”

Trường hợp đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) thì không phải thành lập doanh nghiệp. Việc chia lợi nhuận sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên vì về bản chất thì hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận này với điều kiện thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.

CAF chúc quý doanh nghiệp thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DICH VU KIEM TOAN _ KIEM KE _ THANH LAP CONG TY – TƯ VẤN THUẾ CAF

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

XEM THÊM

Customs clearance là gì

Chi phí mua nhà cho nhân viên công ty ở có hợp lý

Thủ tục xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi công ty TNHH một thành viên

Có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ để trích lập dự phòng mới nhất

Cách hạch toán lương tháng 13 và thưởng năm 2024 mới nhất

Cách hạch toán công ty mua xe ô tô cũ của cá nhân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812