Cách đăng ký tham gia bảo hiểm

Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

Cách đăng ký tham gia bảo hiểm

Thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp chính là thủ tục xin cấp mã đơn vị BHXH. Cách đăng ký như thế nào? Những hồ sơ để doanh nghiệp làm và nộp cho CQ bảo hiểm xã hội mới nhất? ….. Bài viết này công ty CAF sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc nhé.

Bảo hiểm xã hội là gì? – Cách đăng ký tham gia bảo hiểm

Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là gì
Bảo hiểm xã hội là gì

Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cac-khoan-trich-bao-hiem-2022/

Các chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì? – Cách đăng ký tham gia bảo hiểm

Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.

>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký thuế lần đầu

Mã bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp được hiểu như thế nào ?

Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tương tự, Khoản 3 Điều 5 Nghị định122/2020/NĐ-CP có quy định sau:

Mã số doanh nghiệp, mã số chi nhánh, văn phòng đại diện được sử dụng làm mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, mã doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế và mã tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Trước đây, theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định thì mã doanh nghiệp chỉ đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

Các nhóm đối tượng sau phải đóng BHXH

Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;

Người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương.

>>> Xem thêm: Phụ cấp xăng xe ăn trưa có đóng thuế hay không

Bộ hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho công ty gồm những gì?

Hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội gồm các giấy tờ sau:

Đối với người lao động:

Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội (Mẫu TK1-TS);

Trường hợp được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn thì bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có).

Đối với doanh nghiệp (đơn vị sử dụng lao động):

Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);

Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-LT);

Bản sao Đăng ký kinh doanh của công ty;

Hợp đồng lao động công ty – nhân viên có ký tên đóng dấu giáp lai của công ty.

Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu
Thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

Doanh nghiệp thực hiện đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu theo các bước như sau:

Bước 1. Làm thủ tục xin cấp mã đơn vị

Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin mã đơn vị BHXH trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc nộp qua mạng theo 2 cách sau:

Cách 1: Thực hiện thủ tục đăng ký mã đơn vị BHXH trên phần mềm kê khai BHXH điện tử và sử dụng chữ ký số của doanh nghiệp để ký xác thực. Bạn có thể dễ dàng đăng ký mua chữ ký số và phần mềm kê khai BHXH từ các nhà cung cấp như VIETTEL, VNPT, BKAV…;

Cách 2: Truy cập website của cơ quan BHXH Việt Nam theo đường link: dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn để thực hiện đăng ký mã đơn vị và theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ (ví dụ tại thành phố Hồ Chí Minh đang áp dụng theo hình thức này).

Thời gian giải quyết hồ sơ: Tối đa 7 ngày làm việc, Cơ quan BHXH sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp mã đơn vị BHXH cho doanh nghiệp, tuy nhiên thực tế có thể chỉ mất từ 1-2 ngày.

Bước 2. Báo tăng lao động

Sau khi được cấp mã đơn vị BHXH, doanh nghiệp có thể thực hiện các nghiệp vụ báo tăng, giảm lao động. Bước này, doanh nghiệp có thể đăng ký tài khoản khai báo trên các phần mềm kê khai BHXH hoặc trên website BHXH Việt Nam hoặc nộp hồ sơ giấy tại cơ quan BHXH quản lý.

Khi doanh nghiệp đăng ký và đóng tiền BHXH cho người lao động xong, cơ quan BHXH sẽ cấp Sổ BHXH, thẻ BHYT của người lao động sau 5 ngày

Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ giấy đăng ký BHXH lần đầu thì có thể kết hợp hồ sơ bước 1 và bước 2 khi nộp hồ sơ BHXH. Lưu ý phải đính kèm thêm CMND photo của người lao động tham gia BHXH.

CAF chúc quý doanh nghiệp thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Xem thêm: 

Tạm ngừng hoạt động thì có phải nộp thuế môn bài

Mức thuế môn bài năm 2022 mới nhất

Hồ sơ chuyển giá gồm những gì

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812