Cách hạch toán các bút toán nhận cổ tức khi đầu tư chứng khoán
Nếu bạn là một nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chắc hẳn bạn đã từng nhận được cổ tức sau một quá trình đầu tư, bạn có thể nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ tức bằng tiền vậy hai hình thức nhận cổ tức này giống nhau và khác nhau như thế nào? Nếu bạn là kế toán thì khi công ty bạn nhận được cổ tức thì các bạn hạch toán như thế nào? Có phải hạch toán kế toán khi NHẬN CỔ TỨC BẰNG CỔ PHIẾU HAY KHÔNG? Cách hạch toán nhận cổ tức bằng cổ phiếu như thế nào? Cách hạch toán các bút toán NHẬN CỔ TỨC BẰNG TIỀN NHƯ THẾ NÀO? …. Cùng Caf-global.com tìm hiểu chi tiết về nội dung này nhé.

Việc phân chia lợi nhuận cho cổ đông được quy định như thế nào?
- Việc chia lợi nhuận cho cổ đông được quy định bởi Luật doanh nghiệp 2020.
- Theo đó, lợi nhuận cổ đông hay cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác (Theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020).
- LỢI NHUẬN RÒNG: là khoản lợi nhuận doanh nghiệp giữ lại sau khi trừ đi các loại chi phí và thuế phải nộp.
>>> Xem thêm: Cách hạch toán chia lợi nhuận sau thuế cho các thành viên mới nhất năm 2024.
Doanh nghiệp chỉ được phép thực hiện chi trả cổ tức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau
Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
- Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
- Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
>>> Xem thêm: Cách chia và các hình thức chia lợi nhuận trong công ty cổ phần
Các hình thức chia cổ tức
Về cách thức phân chia cổ tức, theo Điều 135 Luật doanh nghiệp 2020, cổ tức có thể chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của chính doanh nghiệp hoặc bằng tài sản khác tùy theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.
Nếu cổ tức được chi trả bằng tiền mặt thì đồng tiền để chi trả là Đồng Việt Nam và phải tuân theo cách thức thanh toán được quy định trong luật.
Nếu doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu, doanh nghiệp không phải làm thủ tục chào bán cổ phần. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đăng ký vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần dùng để chi trả cổ tức trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán cổ tức.
>>> Xem thêm: Cách chia lợi nhuận đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
TÓM TẮT
- Cách thức, mức độ phân chia cổ tức, thời điểm chốt danh sách chia cổ tức sẽ được quyết định trong Đại hội cổ đông hàng năm của doanh nghiệp.
- Đồng thời, cổ tức phải được chi trả trong vòng 6 tháng kể từ ngày họp Đại hội cổ đông và thông qua nghị quyết về chia cổ tức.
Cách hạch toán phân chia lợi nhuận sau thuế cho cổ đông
Cách thức hạch toán trong trường hợp chia cổ tức BẰNG TIỀN
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán chia cổ tức bằng tiền như sau:
Tại ngày chốt danh sách cổ đông, doanh nghiệp xác định nghĩa vụ phải trả cổ tức cho các cổ đông, hạch toán như sau:
Nợ TK 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Giá trị cổ tức dự kiến chi trả)
Có TK 3388- Phải trả phải nộp khác (Giá trị cổ tức dự kiến chi trả)
Tại ngày chi trả cổ tức cho các cổ đông
Nợ TK 3388 – Phải trả phải nộp khác – Số tiền cổ tức thực trả
Có TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng – Số tiền cổ tức thực trả
Cách thức hạch toán trong trường hợp chia cổ tức bằng CỔ PHIẾU
Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán chia cổ tức bằng cổ phiếu như sau: Tại ngày chốt danh sách cổ đông, doanh nghiệp xác định nghĩa vụ phải trả cổ tức cho các cổ đông.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ giảm một khoản tương ứng với giá trị cổ phiếu để trả cổ tức theo giá phát hành. Thực hiện hạch toán như sau:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo giá phát hành
Có TK 3388 – Phải trả phải nộp khác: Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo giá phát hành
Tại ngày phân phối cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông:
Nợ TK 3388 – Phải trả phải nộp khác – Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo giá phát hành
Có TK 4111 – Giá trị cổ phiếu trả cổ tức theo mệnh giá
Có TK 4112 – Giá trị chênh lệch giữa giá phát hành cao hơn mệnh giá (nếu có)
KẾT LUẬN 1:
Thông tư 200 thừa nhận việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể theo mệnh giá hoặc giá cao hơn mệnh giá, tuy nhiên thông tư không hướng dẫn khi nào thì ghi nhận cổ tức theo mệnh giá, khi nào thì ghi nhận theo giá phát hành.
Vì sao sau khi chia cổ tức xong giá cổ phiếu lại giảm?
Trên thực tế trong thị trường chứng khoán chúng ta thường thấy một cổ phiếu sau khi chia cổ tức xong giá cổ phiếu thường giảm, vậy do đâu mà giá cổ phiếu lại giảm? …. Hãy cùng CAF tìm hiểu chi tiết một số nguyên nhân các bạn nhé.
Giảm tiền dự trữ của doanh nghiệp
- Một trong những lí do dẫn đến việc chia cổ tức xong giá cổ phiếu lại giảm chính là vì giảm tiền dự trữ. Việc chia cổ tức chính là doanh nghiệp đã chia lợi nhuận sau thuế của công ty cho các nhà đầu tư có cổ phiếu trong doanh nghiệp sau một năm. Rất dễ dàng nhìn thấy được việc phân chia lợi nhuận sau thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền dự trữ của doanh nghiệp.
- Tuy nhiên việc giảm tiền dự trữ cũng không phải là điều bất lợi cho doanh nghiệp vì doanh nghiệp có thể chọn nhiều giải pháp để tăng tiền dự trữ ví dụ như tăng doanh thu và giảm các chi phí trong hoạt động kinh doanh.
Giảm kỳ vọng thu nhập trong tương lai của công ty
- Chia cổ tức xong giá cổ phiếu lại giảm chính vì cổ tức được phân phối cho các nhà đầu tư dẫn đến giảm kỳ vọng thu nhập trong tương lai.
- Tuy nhiên đây cũng không phải là tình hình đáng lo ngại bởi vì doanh nghiệp có thể sử dụng các kế hoạch kinh doanh đặc thù để tăng kỳ vọng thu nhập đạt mức mà doanh nghiệp mong muốn.
Tác động tiêu cực đến hoạt động thanh khoản
Chia cổ tức xong giá cổ phiếu lại giảm sẽ tác động tiêu cực đến tính thanh khoản của cổ phiếu vì nhiều nhà đầu tư sẽ chờ đợi giá của cổ phiếu tăng lên rồi mới quyết định đầu tư. Chính vì vậy tình hình thanh khoản cổ phiếu của công ty sau khi chia cổ tức sẽ gặp khó khăn bởi vì giá trị cổ phiếu giảm và ít hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ