Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất

Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất

Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? NHững mặt hàng nào chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành? Mức thuế xuất thuế tiêu thụ đặc biệt là bao nhiêu phần trăm? Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào? …. Hãy cùng CAF-GLOBAL.COM tìm hiểu chi tiết nhất các bạn nhé.

Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất
Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất

Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng.

THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó nộp nhưng người tiêu dùng là người chịu thuế vì thuế được cộng vào giá bán.

>>> Xem thêm: Tất cả về thuế tiêu thụ đặc biệt cập nhật mới nhất năm 2024

Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định hiện hành

Căn cứ tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và khoản 2 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, quy định các đối tượng chịu thuế tiêu đặc biệt như sau:

NHÓM Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

– Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

– Rượu;

– Bia;

– Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

– Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

– Tàu bay, du thuyền (sử dụng cho mục đích dân dụng).

–  Xăng các loại;

– Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

– Bài lá;

– Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học).

>>> Xem thêm: Cách kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất năm 2024

NHÓM Dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

– Kinh doanh vũ trường;

– Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

– Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

– Kinh doanh đặt cược (bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật);

– Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

– Kinh doanh xổ số.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cach-xac-dinh-so-thue-tieu-thu-dac-biet/

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 3332: sử dụng cho người có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật. Trong giao dịch xuất nhập khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên giao ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.

Kết cấu tài khoản

Tăng bên Có (số thuế TTĐB phải nộp); Giảm bên Nợ (số thuế TTĐB đã nộp)

Số dư: Có thể ở bên Nợ hoặc Bên Có

Số dư bên Có: Số thuế TTĐB còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước; Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp cho Nhà nước

Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 3332 Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Với DN bán sản phẩm, hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Ghi nhận doanh thu không bao gồm thuế TTĐB; Nếu tại thời điểm ghi nhận doanh thu mà không không tách ngay được số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thì được ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế nhưng định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.

Trong mọi trường hợp, thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đều không nằm trong chỉ tiêu Doanh thu hoặc các khoản giảm trừ doanh thu.

Với DN nhập khẩu hoặc mua nội địa hàng hoá, TSCĐ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Ghi nhận số thuế TTĐB phải nộp vào giá gốc hàng nhập kho hay nguyên giá TSCĐ.

Với DN nhập khẩu hàng hộ nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa, ví dụ giao dịch tạm nhập – tái xuất hộ bên thứ ba

Ghi nhận số thuế TTĐB phải nộp là khoản phải thu khác ( không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa).

Kế toán số thuế TTĐB được hoàn, được giảm thực hiện theo nguyên tắc

+ Thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nếu được hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán) hoặc giảm giá trị hàng hóa (nếu xuất trả lại do vay, mượn…);

+ Thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ, nếu được hoàn ghi giảm chi phí khác (nếu bán TSCĐ) hoặc giảm nguyên giá TSCĐ (nếu xuất trả lại);

+ Thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu, khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.

+ Thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được hoàn, được giảm thì kế toán ghi nhận vào thu nhập khác.

Cách hạch toán thuế TTĐB trong các trường hợp cụ thể

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

TH1: tách ngay được thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

TH 2: không tách ngay được thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt

Định kỳ khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Khi nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế của cơ quan có thẩm quyền, xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,…

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi nộp thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có các TK 111, 112.

Kế toán hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu:

Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)

Có các TK 152, 153, 156 (nếu xuất hàng trả lại).

Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất TSCĐ, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)

Có TK 811 – Chi phí khác (nếu bán TSCĐ).

Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB

Có TK 138 – Phải thu khác.

Kế toán thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn, khoản tiền này ghi nhận vào thu nhập khác

Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Nếu xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền => trường hợp này được vẫn phải ghi nhận số thuế TTĐB phải nộp như bình thường:

Nợ các TK 641, 642

Có các TK 154, 155

Có TK 3332 – Thuế TTĐB.

Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)

– Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế TTĐB từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,…

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:

Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)

Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế TTĐB cho bên nhận ủy thác)

Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế TTĐB).

Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)

Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)

Có các TK 111, 112.

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là ai

Theo Điều 4 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định như sau: Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/thue-ttdb-cac-thue-khac/

Thuế xuất thuế tiêu thụ đặc biệt cập nhật mới nhất hiện nay

Thuế xuất thuế tiêu thụ đặc biệt cập nhật mới nhất
STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%)
I Hàng hoá  
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá 75
2 Rượu  
  a) Rượu từ 20 độ trở lên 65 
  b) Rượu dưới 20 độ 35
3  Bia 65 
4 Xe ô tô dưới 24 chỗ  
  a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014, 2016)  
  – Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống 35
  – Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 40
  – Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
  – Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 60
  – Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
  – Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
  – Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
  – Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
  b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014, 2016) 15 
  c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014, 2016) 10
  d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014, 2016) 15
  – Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
  – Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
  – Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 25
  đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014, 2016)
  e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi 2014, 2016)
  g) Xe ô tô chạy bằng điện  
  (1) Xe ô tô điện chạy bằng pin  
  – Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống  
  + Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2027 3
  – Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ  
  + Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2027 2
  + Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 7
  – Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ  
  + Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2027 1
  + Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 4
  – Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng  
  + Từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 đến hết ngày 28 tháng 02 năm 2027 2
  + Từ ngày 01 tháng 3 năm 2027 7
  (2) Xe ô tô chạy điện khác  
  – Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
  – Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
  – Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
  – Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
  h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh 75
5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3 20
6 Tàu bay 30
7 Du thuyền 30
8 Xăng các loại  
  a) Xăng 10
  b) Xăng E5 8
  c) Xăng E10 7
9 Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10
10 Bài lá 40
11 Vàng mã, hàng mã 70
II Dịch vụ  
1 Kinh doanh vũ trường 40
2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30
3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 35
4 Kinh doanh đặt cược 30
5 Kinh doanh gôn 20
6 Kinh doanh xổ số 15

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) 

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812