Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Doanh nghiệp bạn là công ty sản xuất thực phẩm nhưng bộ phận kế toán còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện, Bạn muốn biết nhiều hơn về các nghiệp vụ kế toán và quản lý trong công ty sản xuất thực phẩm …. Bài viết này dịch vụ kiểm toán sẽ chia sẻ chi tiết nhất đến với các bạn đọc nhé.

Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm
Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thực phẩm nói riêng có những đặc điểm nghiệp vụ giống nhau. Tuy nhiên, kế toán doanh nghiệp thực phẩm cũng cần lưu ý những công việc quan trọng sau đây để giúp doanh nghiệp thực phẩm mình quản lý tốt trong lĩnh vực tài chính kế toán.

Công việc kế toán doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cần làm – Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Kế toán công ty thực phẩm cần thực hiện hạch toán chính xác và nhanh chóng các nguyên vật liệu, hàng hóa hay thành phẩm nhà máy hoặc xưởng sản xuất cần.

Kế toán công ty thực phẩm tính giá sản xuất, giá vốn hàng hóa trên cơ sở định mức chi phí nguyên liệu, công nhân và các chi phí khác.

Theo dõi các hóa đơn về hàng hóa, nguyên vật liệu mua về. Các tài sản cố định hay khấu hao các tài sản cố định, công cụ dụng cụ.

Kế toán công ty thực phẩm cũng cần thực hiện công việc bảo mật các số liệu cho công ty.

Thêm vào đó, kế toán thực phẩm cần theo dõi tình hình sử dụng vật tư hàng hóa, những quy định đã ban hàng để kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình sử dụng.

Vai trò làm quản lí kho

Kế toán doanh nghiệp thực phẩm cần kiểm soát việc xuất hay nhập kho hợp lý, kiểm tra và phân loại hàng hóa. Nếu không có quản kho thì kế toán trực tiếp phân loại hàng để quản lý.

Kế toán thực phẩm cũng cần xây dựng quy trình quản lý kho bãi. Giám sát thủ kho trong việc quản lý cũng như sử dụng nguyên vật liệu.

Thêm vào đó, kế toán cần tổ chức các cuộc kiểm tra về hàng tồn kho với sổ sách kế toán xem hàng có bị hao hịt hay sai sót không.

Hạch toán nghiệp vụ mua nguyên vật liệu của công ty sản xuất thực phẩm nói chung – Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Hạch toán nghiệp vụ mua nguyên vật liệu của công ty sản xuất thực phẩm nói chung
Hạch toán nghiệp vụ mua nguyên vật liệu của công ty sản xuất thực phẩm nói chung

Cách hạch toán khi mua nguyên vật liệu trả tiền ngay

Nợ TK 152: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL.

Nợ TK 1331

Có TK 111,112, 141: tổng số tiền phải trả/ đã trả nhà cung cấp.

Mua nguyên vật liệu công nợ (trả sau)

Nợ TK 1521: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL.

Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%.

Có TK 331 :tổng số tiền phải trả nhà cung cấp.

Khi thanh toán tiền mua nguyên vật liệu

Nợ TK 331 tổng số tiền phải trả nhà cung cấp.

Có TK 111 (nếu trả tiền mặt) hoặc Có TK112 (nếu trả qua ngân hàng).

Khi đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến kho – Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Cuối tháng kế toán ghi

Nợ TK 151: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL.

Nợ TK 1331: VAT 10%.

Có TK 111,112,331,141: tổng số tiền phải trả/đã trả nhà cung cấp.

Qua đầu tháng khi NVL về tới kho

Nợ TK 1521.

Có TK 151.

Mua NVL xuất thẳng cho SX (Không qua kho)

Mua NVL không qua kho trả tiền ngay

Nợ TK 154 giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL.

Nợ TK 1331 VAT, thường là 10%.

Có TK 111;112, 141: tổng số tiền phải trả/đã trả NCC.

Mua NVL Xuất thẳng không qua kho chưa trả tiền

Nợ TK 154 giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng NVL.

Nợ TK 1331 VAT, thường là 10%.

Có TK 331 Nợ tiền nhà cung cấp chưa trả.

Trả nguyên vật liệu cho nhà cung cấp

Khi nhập kho đơn giá nào thì xuất kho trả với đơn giá đó, hạch toán ngược lại lúc nhập kho:

Nợ TK 331, 111, 112.

Có TK 152.

Có TK 1331.

Thu lại tiền (nếu có):

Nợ TK 111,112.

Có TK 331.

Chiết khấu thương mại được hưởng từ nhà cung cấp các bạn hạch toán như sau – Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Được NCC giảm vào tiền nợ phải trả:

Nợ TK 331.

Có TK 152.

Có TK 1331.

Được NCC trả lại bằng tiền:

Nợ TK 111, 112.

Có TK 152.

Có TK 1331.

Hoặc DN có thể hạch toán vào thu nhập khác:

Nợ TK 331.

Có TK 711.

Hạch toán nghiệp vụ mua công cụ dụng cụ của công ty sản xuất – Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Mua công cụ dụng cụ trả tiền ngay

Nợ 242 ( CCDC ngắn hạn; dài hạn ).

Nợ TK 1331 Thuế VAT ( Thường là 10%).

Có TK 111;112 ( tiền mặt, tiền ngân hàng).

Mua công cụ dụng cụ chưa trả tiền

Nợ TK 242 ( CCDC ngắn hạn; dài hạn).

Nợ TK 1331 Thuế VAT ( Thường là 10%).

Có TK 331 ( công nợ chưa trả tiền ngay ).

Mua công cụ dụng cụ nhập kho – Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Mua CCDC nhập kho trả tiền ngay

Nợ TK 153 Giá mua ccdc chưa thuế.

Nợ TK 1331 VAT thường là 10%.

Có TK 111;112;141 Tổng số tiền đã trả nhà cung cấp.

Mua CCDC nhập kho chưa trả tiền ngay

Nợ TK 153 (CCDC ngắn hạn; dài hạn).

Nợ TK 1331 Thuế VAT ( Thường là 10%).

Có TK 331 ( công nợ chưa trả tiền ngay ).

Trả tiền mua công cụ dụng cụ

Nợ TK 331.

Có TK 111;112.

Hạch toán nghiệp vụ mua tài sản cố định của công ty sản xuất – Cách hạch toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Nợ TK 211 (Nguyên giá + giá mua + chi phí khác liên quan ).

Nợ TK 1331 : Thuế VAT 10%.

Có TK 112, 111, 331 ….

Hạch toán nghiệp vụ xuất CCDC trong kho mang đi sản xuất

Nợ TK 242.

Có TK 153.

Hạch toán nghiệp vụ bán thành phẩm của công ty sản xuất

Bán thành phẩm thu tiền ngay:

Nợ TK 111,112: tổng số tiền phải thu/đã thu của khách hàng.

Có TK 5112: tổng giá bán chưa VAT.

Có TK 33311: VAT đầu ra, thường là 10%.

Bán thành phẩm chưa thu tiền

Nợ TK 131 : tổng số tiền phải thu/chưa thu của khách hàng.

Có TK 5112: tổng giá bán chưa VAT.

Có TK 33311: VAT đầu ra, thường là 10%.

Thu tiền công nợ

Nợ TK 111 ( thu bằng tiền mặt).

Nợ TK 112 (thu qua ngân hàng).

Có TK 131 : tổng số tiền phải thu/chưa thu của KH.

Ghi nhận giá vốn

Tùy theo DN chọn phương pháp tính giá xuất kho nào mà phần mềm chạy theo nguyên tắc đó ( thường lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền)

Nợ TK 632.

Có TK 155.

Ghi nhận doanh thu

Nợ tài khoản 111, 112, 131

Có Tk 3331.

Có Tk 5111.

Những lưu ý khi làm kế toán trong công ty sản xuất thực phẩm

Mức thuế môn bài hiện hành

Mức thu áp dụng tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

STT Đối tượng và căn cứ thu Bậc Mức thu
1 Tổ chức có vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc vốn đầu tư  ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trên 10 tỷ đồng Bậc 1 03 triệu đồng/năm
2 Tổ chức có vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc vốn đầu tư  ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống Bậc 2 02 triệu đồng/năm
3 Văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác Bậc 3 01 triệu đồng/năm

Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình

STT Doanh thu Mức nộp 
1 Trên 500 triệu đồng/năm 01 triệu đồng/năm
2 Trên 300 đến 500 triệu đồng/năm 500.000 đồng/năm
3 Trên 100 đến 300 triệu đồng/năm 300.000 đồng/năm

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812