Cách hạch toán và cách xử lý khi hàng hóa công ty thương mại hết hạn sử dụng
Trên thực tế các công ty thương mại các sản phẩm có hạn sử dụng điển hình như bán, kẹo, thực phẩm nói chung …. khi hết hạn sử dụng thì tiến hành xử lý thế nào, kế toán sẽ hạch toán các bút toán như thế nào cho đúng? … Cùng công ty Caf-global.com tìm hiểu chi tiết nhất các bạn nhé.

Hàng hóa bị hư hỏng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 173/2013/TT-BTC, hàng hóa và vật phẩm dễ bị hư hỏng bao gồm các loại sau đây:
- Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; Hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác).
- Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng.
- Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng.
- Hàng hóa có tính chất thời vụ, hàng điện tử cao cấp và các loại hàng hoá, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tạm giữ hoặc quyết định tịch thu sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng.
Thủ tục cần làm với cơ quan thuế tiến hành thế nào?
Theo quy đinh tại thông tư 78/2014/TT-BTC, thông tư 95/2016/TT-BTC huớng dẫn chi tiết Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
Hàng hết hạn sử dụng có được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế giá trị gia tăng
Để trả lời cho trường hợp hàng hết hạn sử dụng có được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế GTGT được quy định trong nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Theo khoản 1 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC: “Điều 14:Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất
Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.
Vậy nếu hàng hóa bị hư hỏng, hết hạn sử dụng không được bồi thường và có đầy đủ bộ hồ sơ thì được khấu trừ thuế GTGT
Điều kiện đưa hàng hóa hỏng, hết hạn sử dụng vào chi phí hợp lý
– Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
Hồ sơ đối với hàng bị hư hỏng, hết hạn sử dụng bao gồm:
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có)
– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập. Biên bản phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng cũng như số lượng, chủng loại, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có)
Ngoài bộ hồ sơ như trên thì doanh nghiệp còn phải lập hội đồng quyết định hủy hoặc quyết định thanh lý
Hạch toán hàng tồn kho hết hạn sử dụng
Khi trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Ke toan thue tiến hành hạch toán như sau:
Nợ TK 632-Gía vốn hàng bán
Có TK 229-Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
Xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy do hết hạn sử dụng
Ke toan tong hơp tiến hành hạch toán các bút toán:
Nợ TK 229- Dự phòng tổn thất tài sản( số được bù đắp bằng dự phòng)
Nợ TK 632-Gía vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
Có TK 152, 163, 155, 156
Thủ tục với sở y tế khi hàng hóa bị hết hạn hoặc hư hỏng thì tiến hành báo cáo và xử lý thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về thủ tục hủy thuốc do quá hạn sử dụng, vì vậy sẽ áp dụng tương tự khoản 6 điều 15 thông tư 11/2018/TT-BYT về quy trình hủy thuốc hết hạn sử dụng như sau: Người đứng đầu cơ sở có thuốc bị tiêu hủy ra quyết định thành lập Hội đồng hủy thuốc. Hội đồng có ít nhất là 03 người, trong đó phải có 1 đại diện là người chịu trách nhiệm chuyên môn.
Việc hủy thuốc phải bảo đảm an toàn cho người, súc vật và tránh ô nhiễm môi trường theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; Cơ sở hủy thuốc phải báo cáo kèm theo biên bản hủy thuốc tới Sở Y tế theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Thủ tục tiêu hủy hàng hóa bị hư hỏng tồn kho
Đề nghị hủy hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng: số lượng, tên hàng, ngày nhập, ngày hết hạn sử dụng.
Biên bản kiểm tra hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng.
Quyết định cho phép hủy hàng tồn kho đã hết hạn sử dụng của lãnh đạo Công ty.
Biên bản hủy hàng tồn kho có chữ ký của những người chứng kiến và của lãnh đạo Công ty. (Người chứng kiến nên là đại diện của Chi cục thuế)
Nhưng nếu việc hủy hàng hóa này có gây ảnh hưởng đến môi trường thì cần phải có giấy phép/ giấy xác nhận cách thức hủy hàng hóa của cơ quan chức năng.
Đồng thời với việc tiêu hủy hàng hóa hết hạn sử dụng, kế toán cần thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau (Tham khảo thêm tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2009 về trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho)
Điều 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng:
a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:
Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).
b) Thẩm quyền xử lý:
Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
c) Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
Tiêu hủy hàng hóa trong doanh nghiệp có phải lưu hồ sơ?
Về phía doanh nghiệp, quy trình tiêu hủy hàng hóa bị lỗi, hư hỏng là do doanh nghiệp ban hành và thực hiện nhưng để hàng hóa bị tiêu hủy này được đưa vào chi chí Cụ thể, theo khoản 2.1, điểm b và điểm c Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định:
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập; Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có); Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP – THÀNH LẬP CÔNG TY – SOÁT XÉT BCTC – KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN DỰ ÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF
Gmail: congtycaf@gmail.com
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ