Cách tính chi phí lãi vay được trừ trong giao dịch liên kết mới nhất
Giao dịch liên kết là gì
Giao dịch liên kết là loại giao dịch phổ biến trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong ngành công nghiệp và thương mại, Khoản 22 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết. Các bên có quan hệ liên kết là các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn vào doanh nghiệp; các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một tổ chức hoặc cá nhân; các bên cùng có một tổ chức hoặc cá nhân tham gia góp vốn; các doanh nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.
Các trường hợp phát sinh giao dịch liên kết – Cách tính chi phí lãi vay được trừ trong giao dịch liên kết mới nhất
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP thì: Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
- Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia.
- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Cụ thể như sau:
- Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia; Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia; Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.
- Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
- Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
…
Cách tính chi phí lãi vay được trừ trong giao dịch liên kết mới nhất hiện nay
Căn cứ tại điểm a, b khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định như sau
Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp KHÔNG VƯỢT QUÁ 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
b) Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;
Như vậy
Theo quy định trên, chi phí lãi vay được trừ trong giao dịch liên kết để tính thuế TNDN được xác định như sau:
– Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
– Phần chi phí lãi vay không được trừ sẽ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
>>> Xem thêm: Dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
Lưu ý
Chi phí lãi vay được trừ trong giao dịch liên kết nói trên không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là: tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ, các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các khoản vay đầu tư chương trình dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước.
Công ty hoạt động đồng thời 02 lĩnh vực bất động sản và sản xuất kinh doanh thì chi phí lãi vay được xử lý như thế nào khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN? – Cách tính chi phí lãi vay được trừ trong giao dịch liên kết mới nhất
Về chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết giữa hoạt động bất động sản và sản xuất kinh doanh, ngày 15/06/2022 Cục thuế Thành phố Hà Nội đã có Công văn 27970/CTHN-TTHT năm 2023 giải đáp vướng mắc vấn đề này như sau:
Về việc chuyển chi phí lãi vay trong trường hợp Công ty có đồng thời hoạt động bất động sản và sản xuất kinh doanh:
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì phải hạch toán riêng các khoản chi phí. Trường hợp không hạch toán riêng được chi phí của từng hoạt động thì chi phí chung được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản so với tổng doanh thu của doanh nghiệp theo quy định tại tiết b Khoản 1 Điều 17 Thông tư số 78/2014/TT-BTC .
Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Việc xác định chi phí lãi vay được trừ cho từng hoạt động của kỳ tính thuế tiếp theo phải đảm bảo nguyên tắc khoản chi được trừ để xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế tương ứng với doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Như vậy
Theo Cục thuế Thành phố Hà Nội, trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì phải hạch toán riêng các khoản chi phí.
Trường hợp không hạch toán riêng được chi phí của từng hoạt động thì chi phí chung được phân bổ theo tỷ lệ giữa doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản so với tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Phần chi phí lãi vay không được trừ sẽ được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế.
Việc xác định chi phí lãi vay được trừ cho từng hoạt động của kỳ tính thuế tiếp theo phải đảm bảo nguyên tắc khoản chi được trừ để xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế tương ứng với doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định.
Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí
Khoản lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế trước khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sẽ được xử lý như thế nào – Cách tính chi phí lãi vay được trừ trong giao dịch liên kết mới nhất
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung bởi Điều 7 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định như sau:
Xác định lỗ và chuyển lỗ
Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định). Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bố cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách.
Như vậy
Theo quy định trên, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, trừ trường hợp không phải quyết toán thuế.
Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Chi phí chuyển nhượng bất động sản được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm những chi phí nào – Cách tính chi phí lãi vay được trừ trong giao dịch liên kết mới nhất
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Thông tư 78/2014/TT-BTC, chi phí chuyển nhượng bất động sản được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm:
– Giá vốn của đất chuyển quyền được xác định phù hợp với nguồn gốc quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
+ Đối với đất Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất thì giá vốn là số tiền sử dụng đất, số tiền cho thuê đất thực nộp Ngân sách Nhà nước;
+ Đối với đất nhận quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân khác thì căn cứ vào hợp đồng và chứng từ trả tiền hợp pháp khi nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất; trường hợp không có hợp đồng và chứng từ trả tiền hợp pháp thì giá vốn được tính theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm doanh nghiệp nhận chuyển nhượng bất động sản.
+ Đối với đất có nguồn gốc do góp vốn thì giá vốn là giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất theo biên bản định giá tài sản khi góp vốn;
+ Trường hợp doanh nghiệp đổi công trình lấy đất của Nhà nước thì giá vốn được xác định theo giá trị công trình đã đổi, trừ trường hợp thực hiện theo quy định riêng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Giá trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, quyền thuê đất;
+ Đối với đất của doanh nghiệp có nguồn gốc do thừa kế theo pháp luật dân sự; do được cho, biếu, tặng mà không xác định được giá vốn thì xác định theo giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định căn cứ vào Bảng khung giá các loại đất do Chính phủ quy định tại thời điểm thừa kế, cho, biếu, tặng.
Trường hợp đất của doanh nghiệp được thừa kế, cho, biếu, tặng trước năm 1994 thì giá vốn được xác định theo giá các loại đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định năm 1994 căn cứ vào Bảng khung giá các loại đất quy định.
+ Đối với đất thế chấp bảo đảm tiền vay, đất là tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án thì giá vốn đất được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể theo hướng dẫn tại các điểm nêu trên.
– Chi phí đền bù thiệt hại về đất.
– Chi phí đền bù thiệt hại về hoa màu.
– Chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.
Các khoản chi phí bồi thường, đền bù, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nêu trên nếu không có hóa đơn thì được lập Bảng kê ghi rõ: tên; địa chỉ của người nhận; số tiền đền bù, hỗ trợ; chữ ký của người nhận tiền và được chính quyền phường, xã nơi có đất được đền bù, hỗ trợ xác nhận theo đúng quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
– Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất.
– Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng.
– Chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, cấp nước, thoát nước, bưu chính viễn thông…
– Giá trị kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc có trên đất.
– Các khoản chi phí khác liên quan đến bất động sản được chuyển nhượng.
Nguyên tắc xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết
Khoản 5 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 quy định nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết như sau:
– Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;
– Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;
– Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định trên và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.
Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Công ty dịch vụ kế toán kiểm toán uy tín
Được thành lập bởi đội ngũ kiểm toán viên – kế toán viên – chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm, CAF không ngừng nỗ lực để mang đến dịch vụ chất lượng – nhanh chóng – bảo mật với mức phí dich vu kiem toan ke toan tốt nhất đến với quý khách hàng.
Dịch vụ của CAF
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín.
- Dịch vụ thành lập công ty.
- Dịch vụ tư vấn quản lý.
- Dịch vụ tư vấn đầu tư.
- Kiểm toán hoạt động chuyên nghiệp.
- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
- Soát xét thông tin trên báo cáo tài chính.
- Dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành – kiểm toán xây dựng cơ bản.
- Dịch vụ kế toán thuế trọn gói.
- Dịch vụ lập báo cáo chuyển giá.
- Dịch vụ báo cáo thuế uy tín.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ