Có nên học ngành xây dựng

Ngành xây dựng

Có nên học ngành xây dựng

Học ngành xây dựng ra trường sẽ làm gì ?

Có nên học ngành xây dựng hay không?

Xây dựng gồm những chuyên ngành gì?

Bài viết này công ty dịch vụ kế toán kiểm toán CAF sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc, để giúp các bạn hiểu được các công việc của ngành xây dựng.

Xây dựng là ngành học thuộc mảng kỹ thuật; những người tốt nghiệp ngành Xây dựng sẽ được gọi là Kỹ sư Xây dựng. Kỹ sư xây dựng được hiểu là những người làm công việc quản lý các dự án xây dựng; giám sát công nhân xây dựng; giám sát lịch trình xây dựng sao cho công trình hoàn thành theo đúng kế hoạch.

Ngành xây dựng
Ngành xây dựng

Kỹ sư xây dựng cũng là người đảm bảo sao cho các cấu trúc tạm thời dùng trong xây dựng như giàn giáo được thiết kế; lắp ráp đúng theo quy định xây dựng; đạt tiêu chuẩn an toàn nhất. Công việc của kỹ sư xây dựng chính là sử dụng bàn tay tài hoa; khối óc tinh tế để biến những bản vẽ trên giấy tờ của kiến trúc sư trở thành những tòa nhà khang trang; những khu đô thị hiện đại,…

Kỹ sư xây dựng bao gồm các chuyên ngành: kỹ sư tin học xây dựng; kỹ sư cầu đường; kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi; kỹ sư xây dựng sân bay; kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp; kỹ sư xây dựng công trình quân sự; kỹ sư xây dựng công trình biển; kỹ sư xây dựng đô thị; kỹ sư cơ khí xây dựng,…

Nên học xây dựng tại trường đại học nào ?  

Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TPHCM

Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TPHCM là một ngôi trường đại học có bề dày lịch sử lâu đời nhất bởi trường đã tồn tại hơn 100 năm, là một các trường có ngành kỹ thuật xây dựng ở tphcm tốt nhất mà Top10vn đánh giá ở vị trí đầu tiên. Khoa kỹ thuật xây dựng Đại Học Bách Khoa Tphcm là nơi quy tụ nhiều các cán bộ kỹ sư có tay nghề cao, trình độ chuyên môn nhiều năm kinh nghiệm đã trực tiếp tham gia tư vấn hàng nghìn công trình kiến trúc nổi tiếng tại nước ta.

Khi theo học ngành Xây dựng tại Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TPHCM, các bạn được đào tạo nghiêm ngặt để đáp ứng được tiêu chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục tại nhà trường ban hành.

Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM

Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM cũng là một trường lâu đời được thành lập từ năm 1976. Cho đến nay đã hơn 45 năm kể từ ngày thành lập, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM luôn trở thành tâm điểm thu hút của nhiều bạn sinh viên từ khắp nẻo các tỉnh thành phố về đây đăng ký theo học ngành xây dựng. Tại khoa Xây dựng của Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM, sinh viên được đào tạo theo chuẩn chất lượng cao của chương trình giảng dạy quốc tế tại đây.

Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM
Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM

Là trường đại học có ngành xây dựng được dẫn dắt dưới sự chỉ bảo nhiệt tình của cán bộ giảng viên ưu tú và nhiều thâm niên đang từng bước hoàn thiện những kỹ năng chuyên môn và có tố chất tốt của mình để có thể thích ứng nhanh chóng trong môi trường lao động trong tương lai.

Nhờ hướng đi đúng đắn trong việc cách cải tạo phương pháp giáo dục hiện đại, cùng với sự giảng dạy đầy tâm huyết của đội ngũ giảng viên mà hầu hết sinh viên ra trường tại Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM đều có công ăn việc làm tốt với mức thu nhập hấp dẫn.

Đại học Giao Thông Vận Tải TPHCM

Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh là ngôi trường chuyên đào tạo về lĩnh vực giao thông vận tải lớn nhất tại miền Nam nước ta hiện nay. Đây cũng là ngôi trường nằm trong danh sách các trường có ngành kỹ thuật xây dựng ở tphcm được Bộ GD& ĐT trao giải về việc đáp ứng đầy đủ các tiêu tiêu chuẩn về Kiểm định chất lượng giáo dục ở bậc đại học.

Khoa Xây Dựng tại trường có nhiệm vụ đào tạo các kiến thức cơ sở ngành xây dựng (Cơ học, Nền móng, Vật liệu, Kết cấu, Thi công, Trắc địa) cho sinh viên toàn trường cũng như phụ trách đào tạo các chuyên ngành sau:

Bậc đại học: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm, Kỹ thuật kết cấu công trình.

Thực trạng ngành Xây dựng 2022 – 2030

Bước sang năm 2022, COVID-19 đã thay đổi cách thế giới vận hành và theo đó tác động đáng kể đến lĩnh vực xây dựng. Trong đó, những thay đổi lớn nhất bao gồm: Có nhiều nhà đầu tư lớn và thông thái hơn tham gia xây dựng với yêu cầu cao hơn về quy mô và phân phối dự án; Gia tăng mức độ quan tâm của khách hàng đối với các tòa nhà “thông minh” (ứng dụng kỹ thuật số như IoT, sử dụng năng lượng, vận hành hiệu quả…).

Ngoài ra, việc khách hàng chú trọng nhiều hơn đến tính bền vững trong ngành; Lao động lành nghề trở nên khan hiếm và đắt đỏ; và Các quy định và quy tắc xây dựng đang thay đổi, trở nên hài hòa hơn để tạo ra phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cũng ảnh hưởng lớn đến ngành Xây dựng.

Một thị trường thay đổi, cùng với tiến bộ công nghệ và những nhân tố mới có tính đột phá sẽ tạo ra cú hích thay đổi toàn diện hoạt động của ngành. Những cú hích như công nghệ sản xuất mới, quá trình số hóa sản phẩm, số hóa các kênh bán hàng, công nghệ vật liệu mới đều được dự báo tăng lên so với giai đoạn trước.

Công việc ngành Xây dựng

Nhìn chung ngành Xây dựng cũng rất đa dạng về chuyên ngành; bởi tầm ảnh hưởng có nó đối với xã hội; nên gần như trong bất cứ nhu cầu sống nào ngành Xây dựng cũng có liên quan. Thể hiện cụ thể ở các chuyên ngành dưới đây:

  • Ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp;
  • Ngành Xây dựng Cầu đường;
  • Ngành Quản lý Xây dựng;
  • Ngành Kinh tế Xây dựng;
  • Ngành Kiến tạo cảnh quan môi trường;
  • Ngành vật liệu và cấu kiện Xây dựng.

Học ngành Xây dựng ra làm gì ?

Hiện nay, công việc ngành Xây dựng của một kỹ sư có thể chia thành ba nhóm sau:

Kỹ sư Xây dựng làm việc ngoài công trường: Ở vị trí này; những kỹ sư sẽ đảm nhận những công việc trực tiếp ngoài hiện trường dự án; bao gồm các công tác từ thiết kế; thi công; giám sát; thẩm định đến nghiệm thu các công trình xây dựng.

Đây là vị trí trực tiếp can thiệp đến các dự án; công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; được gọi chung là các kỹ sư hiện trường tại các doanh nghiệp; công ty xây dựng và tư vấn xây dựng; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý xây dựng như các sở; ban ngành xây dựng; các ban quản lý dự án; phòng xây dựng các quận, huyện.

Kỹ sư Xây dựng làm việc trong công xưởng: Ở vị trí này; những kỹ sư sẽ đảm trách công tác liên quan đến thiết kế; thi công; quản lý chất lượng trong các công xưởng xây dựng; sản xuất vật liệu xây dựng… Các vị trí quan trọng có thể kể đến như: Kỹ sư giám sát nội bộ; kỹ sư quản lý chất lượng; kỹ sư quản lý dây chuyền…

Kỹ sư xây dựng làm việc trong văn phòng: Ở vị trí này, những kỹ sư sẽ đảm trách các công việc liên quan đến công tác thiết kế, dự toán và thẩm tra thiết kế các công trình xây dựng.

CAF chúc quý doanh nghiệp thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) – 098 225 4812

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812