Công ty có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm người lao động (NLĐ; gồm NLĐ là công dân Việt Nam và NLĐ là người nước ngoài) và người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Theo đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ hoàn thành mức đóng BHXH bắt buộc. Vậy số lượng lao động bao nhiêu thì NSDLĐ phải kê khai đóng BHXH bắt buộc? Doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động có được tính chi phí lương khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hay không? Tỷ lệ các khoản trích bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay? …. Hãy cùng Caf-global.com tìm hiểu chi tiết về nội dung này nhé.

Đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp theo quy định mới nhất – (Công ty có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động)
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định đối tượng phải đóng BHXH bắt buộc tại doanh nghiệp bao gồm:
Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động thuộc 01 trong các trường hợp nêu trên cũng thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
>>> Xem thêm: Bao gia dich vu kiemtoan doclap.
KẾT LUẬN
Pháp luật không quy định doanh nghiệp có bao nhiêu lao động thì phải đóng bảo hiểm xã hội, mà chỉ quy định đối tượng nào phải đóng bảo hiểm xã hội.
Dù công ty có ít người lao động nhưng nếu có lao động được ký kết hợp đồng từ 01 tháng trở lên thì sẽ phải đóng bảo hiểm cho những người lao động này.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/bang-gia-kiem-toan-doc-lap/
Công ty không đóng bảo hiểm cho nhân viên có được tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp hay không – (Công ty có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động)
Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 1 quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”
Chi phí lương không tham gia bảo hiểm xã hội có được tính vào chi phí thuế TNDN – (Công ty có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động)
Căn cứ theo quy định trên để chi phí lương được tính vào chi phí được trừ thì:
– Khoản chi phí lương của doanh nghiệp cho người lao động dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Có đầy đủ chứng từ chi phí lương như: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng lao động,
+ Hợp đồng lao động
+ Quy chế tiền lương, thưởng.
+ Thỏa ước lao động tập thể ( nếu có)
+ Quyết đinh tăng lương (trong trường hợp tăng lương)
+ Bảng chấm công hàng tháng.
+ Bảng thanh toán tiền lương.
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu thanh toán qua ngân hàng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.5 quy định như sau:
– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
– Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (Tiền lương thực chi trong năm).
– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
KẾT LUẬN
Quy định về các khoản chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ. Hiện tại chưa có văn bản pháp quy nào quy định doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên thì chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ.
Về Luật bảo hiểm: Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên, doanh nghiệp sẽ bị phạt chậm nộp và truy thu bảo hiểm khi cơ quan bảo hiểm phát hiện ra doanh nghiệp không đóng bảo hiểm theo quy định tại Luật bảo hiểm.
Về Luật thuế TNDN, Về Luật thuế TNDN doanh nghiệp hiện hành chi phí tiền lương của doanh nghiệp nếu có đầy đủ chứng từ thì được tính vào chi phí được trừ khi chi phí lương này có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định.
Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp – (Công ty có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động)
Căn cứ Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Đối với người lao độn
+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
+ Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Đối với doanh nghiệp
+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS);
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Các giấy tờ trên cần nộp tới cơ quan BHXH cấp huyện nơi doanh nghiệp đó đang có trụ sở hoặc chi nhánh.
Tỷ lệ các khoản trích bảo hiểm mới nhất năm 2024 – (Công ty có bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động)
Tỷ lệ trích các khoản trích theo lương năm 2024, chi tiết:
Các khoản Bảo hiểm trích theo lương | Trích vào Chi phí của DN | Trích vào lương của NLĐ | Tổng |
Bảo hiểm xã hội (BHXH) | 17.5% | 8% | 25.5% |
Bảo hiểm y tế (BHYT) | 3% | 1.5% | 4.5% |
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) | 1% | 1% | 2% |
Tổng các khoản bảo hiểm | 21.5% | 10.5% | 32% |
Khi tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả kế toán tiến hành hạch toán
Các bút toán phải xác định chi tiết là tiền lương đó trả cho bộ phận nào và doanh nghiệp mình sử dụng chế độ kế toán 200 để hạch toán cho chính xác.
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (6411)
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).
Khi tính trích các khoản Bảo hiểm, KPCĐ trừ vào chi phí của doanh nghiệp kế toán hạch toán như sau
Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642…: Tiền lương tham gia BHXH x 23,5%
Có TK 3383 (BHXH): Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%
Có TK 3384 (BHYT): Tiền lương tham gia BHXH x 3%
Có TK 3386 (BHTN): Tiền lương tham gia BHXH x 1%
Có TK 3382 (KPCĐ): Tiền lương tham gia BHXH x 2%
Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên
Nợ TK 334: Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
Có TK 3383: Tiền lương tham gia BHXH x 8%
Có TK 3384: Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
Có TK 3386: Tiền lương tham gia BHXH x 1%
Khi nộp tiền bảo hiểm
Nợ TK 3383: Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%)
Nợ TK 3384: Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%)
Nợ TK 3386 (hoặc 3385): Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Nợ TK 3382: Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x 2%).
Có TK 1111, 1121: Tổng phải nộp (Tiền lương tham gia BHXH x 34%).
Công ty dịch vụ kiểm toán độc lập uy tín
công ty kiểm toán độc lập uy tín tại quận 4 Hcm
Công ty kiểm toán bctc ở thành phố Tân An tỉnh Long An
Kiểm toán độc lập tại Bà Rịa Vũng Tàu nhanh chóng uy tín
Cong ty dịch vụ kiểm toán tại huyện Nhà Bè HCM chuyên nghiệp
Báo giá dv kiểm toán độc lập tại huyện Cần Giờ TP HCM
Công ty dịch vụ kiểm toán bctc uy tín chuyên nghiệp tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ LẬP HỒ SƠ XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CHUYỂN GIÁ – BÁO CÁO THUẾ
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) – 098 225 4812
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ