Cách hạch toán trong công ty chăn nuôi
Bạn chuẩn bị làm kế toán trong công ty chăn nuôi như: nuôi gà, vịt, trâu, bò, lợn công nghiệp …. Nhưng các bạn chưa nắm được phương pháp hạch toán của loại hình công ty này? Kinh nghiệm là kế toán trong công ty chăn nuôi chưa có nhiều? …. Bài viết này công ty CAF sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc nhé.
Đặc điểm chung của các cty sản xuất trang trại nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản – Cách hạch toán trong công ty chăn nuôi
Doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản với đặc thù đa dạng về các loại cây trồng, vật nuôi, mang tính thời vụ và phụ thuộc vào quy luật sinh trưởng của sự sống nên thời điểm tính giá thành sản phẩm sẽ thường được tính theo chu kỳ hoặc vào cuối năm.
Nguyên vật liệu chính thường bao gồm: Cây giống, con giống, hạt giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vacxin, đồ bảo hộ lao động…
Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản thường bao gồm các loại chính như:
- Trồng trọt: trồng rau sạch, thực phẩm sạch, cây ăn quả,..
- Nuôi trồng thủy hải sản: tôm, cá, cua…
- Chăn nuôi : gia súc gia cầm: nuôi heo, nuôi gà…
>>> Xem thêm: Cách hạch toán trong công ty may mặc
Cách hạch toán kế toán trong công ty chăn nuôi gia súc gia cầm
Trong phạm vi chia sẻ hôm nay dịch vụ kiểm toán sẽ chia sẻ đến các bạn cách hạch toán kế toán trong công ty chăn nuôi: gà, vịt, lợn, trâu, bò ….. Theo thông tư 200 và thông tư 133.
Khi các bạn mua giống vật nuôi hạch toán như sau- Cách hạch toán trong công ty chăn nuôi
Nợ tài khoản 154
Nợ Tk 1331
Có Tk 112, 111, 331
Khi các bạn mua thực phẩm, thuốc, vacsin ….. để phục vụ cho việc chăn nuôi các bạn hạch toán như sau:
Nợ tài khoản 152
Nợ Tk 133
Có Tk 111, 112, 331
Khi các bạn mua công cụ dụng cụ để phục vụ chăn nuôi như: máng cho ăn, máng uống nước, bình uống nước …. Các bạn hạch toán như sau:
Nợ TK 152
Nợ Tk 1331
Có TK 111, 112, 331
Chi phí nhân công chăn nuôi như công nhân, nhân viên thú y ….. Các bạn hạch toán chi phí vào từng bộ phận tương ứng như sau:
Nợ TK 641,642, 622
Có TK 334
Khi thanh toán lương công nhân viên các bạn hạch toán như sau:
Nợ Tk 334
Có TK 111, 112 ….
Chi phí điện nước của bộ phận trang trại chăn nuôi: lợn, gà, heo, vịt, bò ….. Các bạn hạch toán như sau:
Nợ TK 627
Nợ Tk 1331
Có TK 111, 112, 331 …
Cuối kỳ các bạn tập hợp chi phí như sau – Cách hạch toán trong công ty chăn nuôi
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Có TK 622.
Có TK 627.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty may mặc
Khó khăn của kế toán trong công ty chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản – Cách hạch toán trong công ty chăn nuôi
Quản lý số lượng tồn kho tối thiểu của vật tư, thức ăn chăn nuôi
Nhiều doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản hiện đang không quản lý được số lượng tồn kho tối thiểu của vật tư, thức ăn chăn nuôi. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch nhập hàng của doanh nghiệp, đặc biệt là những vật tư, thức ăn chăn nuôi hiếm, theo mùa vụ
Quản lý chi phí và quá trình chuyển chuồng của con mẹ
Kế toán doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản đang phải tiêu tốn không ít thời gian, công sức và gặp phải những sai sót trong vấn đề quản lý con mẹ như:
Theo dõi phân bổ và khấu hao chi phí từ mẹ sang con theo thời gian, theo lứa
Quản lý quá trình chuyển chuồng của con mẹ
Quản lý các khoản mục chi phí (thức ăn, vật tư chăn nuôi…) liên quan đến từng ao, hồ, sào hoặc theo từng giai đoạn chăn nuôi
Đối với doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản thì việc quản lý chi phí liên quan đến thức ăn, vật tư chăn nuôi hay chi phí cải tạo ao, hồ là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng giá thành của sản phẩm sau này hiệu quả hơn.
Tài khoản 154 cần chú ý một số điểm sau khi làm trong công ty chăn nuôi
Hạch toán chi phí chăn nuôi phải chi tiết cho từng loại hoạt động chăn nuôi (như chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn,…), theo từng nhóm hoặc từng loại gia súc, gia cầm;
Súc vật con của đàn súc vật cơ bản hay nuôi béo đẻ ra sau khi tách mẹ được mở sổ chi tiết theo dõi riêng theo giá thành thực tế;
Đối với súc vật cơ bản khi đào thải chuyển thành súc vật nuôi lớn, nuôi béo được hạch toán vào tài khoản 154 theo giá trị còn lại của súc vật cơ bản;
Đối tượng tính giá thành trong ngành chăn nuôi là: 1 kg sữa tươi, 1 con bò con tiêu chuẩn, giá thành 1 kg thịt tăng, giá thành 1 kg thịt hơi, giá thành 1 ngày/con chăn nuôi,…
Dịch vụ kế toán CAF chúc quý khách hàng kinh doanh nhiều thuận lợi.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP – TƯ VẤN THUẾ CAF
Gmail: congtycaf@gmail.com
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ
Cho tôi hỏi mua heo nái hậu bị về nuôi thì hạch toán vào TK 241 hay TK 154
Bên mình là công ty chăn nuôi, nuôi heo nái và sinh heo con mình bán giống con hay sao chị.