Cách hạch toán hàng xuất khẩu mới nhất
Xuất khẩu là hoạt động khá phổ biến ở nước ta những năm gần đây khi mà nước ta đã hội nhập sau rộng với các nước để phát triển nền kinh tế, Thế nên công tác quản lý về XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU cũng được chú ý, cơ sở pháp lý hoàn thiện tạo nhiều điều kiện phát triển kinh tế. Để giúp các bạn kế toán các chủ Doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, Cách hạch toán kế toán khi xuất khẩu hàng hóa thì bài viết này caf-global.com sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc.
Hoạt động xuất nhập khẩu và những điểm cần lưu ý khi XUẤT KHẨU HÀNG HÓA DỊCH VỤ
Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, có thể hiểu đơn giản rằng, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia mua hàng hoá vào lãnh thổ của họ gọi là nhập khẩu, hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu.
Các thuật ngữ chuyên ngành trong XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU HÀNG HÓA – Cách hạch toán hàng xuất khẩu mới nhất
Incoterms là gì
Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commerce Tems. Đây là bộ các quy tắc thương mại quốc tế, nội dung của bộ quy tắc này là những quy định của các bên trong hoạt động giao thương hàng hoá quốc tế.
Incoterms do phòng Thương mại Quốc tế phát hành. Hiện bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, phổ biến nhất là Tiếng Anh. Bạn cũng có thể tham khảo Incoterms tiếng Việt của nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, bản 2000, 2010, hay 2020.
Các điều kiện Incoterm 2010 gồm có 11 điều, chia thành 4 nhóm E, F, C, D, chi tiết
- Nhóm E – 1 điều khoản: ExW (ExWork) giao hàng tại xưởng
- Nhóm F – 4 điều khoản: gồm FOB (Free On Board), FCA (Free Carrier), FAS (Free Alongside)
- Nhóm C – 3 điều khoản: gồm CRF (Cost and Freight), CIF (Cost Insurance and Freight), CPT (Carriage Paid To), CIP (Cost Insurance Paid to)
- Nhóm D – 3 điều khoản: DAT (Delivered at Terminal), DAP (Delivered at Place), DDP (Delivered Duty Paid)
Trong 11 điều kiện trên cần lưu ý có 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF). 7 điều kiện còn lại có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.
Mục đích chủ yếu của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Theo đó, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí, và rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua. Nhờ đó các bên tham gia có cách hiểu thống nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có cách hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình.
Ba mục tiêu của Incoterms
- Giải thích những điều kiện thương mại thông dụng.
- Phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro giữa người mua và bán.
- Giảm thiểu tranh chấp, rủi ro do hiểu nhầm.
Xuất khẩu tại chỗ là gì?
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức mà các lô hàng được doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam và bán cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng được giao cho một đơn vị khác tại Việt Nam theo sự chỉ định trước của thương nhân nước ngoài.
UCP là gì?
UCP là viết tắt của cụm từ “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits”. Đây là quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán
Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo thông tư 200 mới nhất hiện nay
Xác định thời điểm doanh nghiệp bạn tiến hành ghi nhận doanh thu xuất khẩu như sau
Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. (Tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC)
Cách xác định tỷ giá tính doanh thu hàng xuất khẩu – Cách hạch toán hàng xuất khẩu mới nhất
Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
Cách hạch toán hàng xuất khẩu – Cách hạch toán hàng xuất khẩu mới nhất
Khi hạch toán hàng xuất khẩu, kế toán sẽ hạch toán chi tiết về: Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200 đối với thuế xuất khẩu và Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200 đối với doanh thu hàng xuất khẩu. Cụ thể như sau:
Khi hạch toán thuế xuất khẩu tại thời điểm giao dịch phát sinh sẽ xảy ra 2 trường hợp, đó là: Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp và Trường hợp không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp. Hạch toán từng trường hợp cụ thể như sau:
Tại thời điểm giao dịch phát sinh tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp: Tại thời điểm giao dịch phát sinh tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 131: Tổng trị giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu
Có TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK).
Tại thời điểm giao dịch phát sinh không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp: Tại thời điểm giao dịch phát sinh không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 131: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu.
Định kỳ, xác định thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu. Hạch toán:
Nợ TK 511: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK)
Có TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK).
Kế toán ghi nhận giá vốn – Cách hạch toán hàng xuất khẩu mới nhất
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán xuất khẩu
Có TK 155, 156…: Giá vốn hàng bán xuất khẩu.
Doanh nghiệp nộp tiền thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước, thì tiến hành hạch toán các bút toán sau – Cách hạch toán hàng xuất khẩu mới nhất
Khi nộp thuế xuất khẩu vào Ngân sách nhà nước
Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,…: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).
Trường hợp thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm
Nợ các TK 111, 112, 3333: Tiền thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm
Có TK 711: Tiền thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm.
Trường hợp khách hàng thanh toán trước, kế toán tiến hành hạch toán như sau – Cách hạch toán hàng xuất khẩu mới nhất
Khi xuất khẩu hàng hóa cho khách hàng, khách hàng có thể trả trước trước toàn bộ số tiền hoặc trả trước 1 phần. Kế toán hạch toán như sau:
DN nhận trước toàn bộ số tiền khách hàng.
Khi nhận trước toàn bộ số tiền hàng của khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán, hạch toán:
Nợ các TK 1112, 1122: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).
Khi xuất hàng xuất khẩu giao cho khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá tại thời điểm nhận trước, hạch toán:
Nợ TK 131: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 511: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).
DN nhận trước 1 phần số tiền khách hàng.
Khi nhận trước 1 phần số tiền hàng ứng trước của khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán, hạch toán:
Nợ các TK 1112, 1122: Tiền hàng ứng trước (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131: Tiền hàng ứng trước (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).
Khi hoàn thành thủ tục hải quan, kế toán hạch toán như sau:
Kế toán ghi nhận phần doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, hạch toán:
Nợ TK 131: Tiền đã nhận trước của người mua (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Có TK 511: Tiền đã nhận trước của người mua (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước).
Kế toán ghi nhận phần doanh thu chưa thu được tiền theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (TGM của NH tại thời điểm phát sinh), hạch toán:
Nợ TK 131: Doanh thu chưa thu được (TGM của NH tại thời điểm phát sinh)
Có TK 511: Doanh thu chưa thu được (TGM của NH tại thời điểm phát sinh).
Khi khách hàng trả số tiền còn lại, kế toán tiến hành hạch toán như sau
Nợ các TK 1112, 1122: Số tiền còn lại khách hàng phải trả (TGM của NH tại thời điểm phát sinh).
Nợ TK 635: Nếu lỗ tỷ giá hối đoái
Có 131: Số tiền còn lại khách hàng phải trả (TGGS kế toán đích danh từng khách hàng)
Có TK 515: Nếu lãi tỷ giá hối đoái.
Công ty dịch vụ kế toán uy tín
Nhờ khâu tuyển dụng cực kỳ nghiêm ngặt và chặt chẽ đầu vào, với yêu cầu tốt nghiệp đại học, tối thiểu 3 năm kinh nghiệm và vượt qua được 3 vòng test chuyên môn gắt gao nên chuyên viên kế toán của CAF hầu hết là các kế toán trưởng giàu kinh nghiệm.
Đặc biệt, đối với các vấn đề về thuế, Công ty dịch vụ kế toán CAF luôn khẳng định vị trí hàng đầu trong ngành – là lý do khách hàng luôn tìm đến Công ty CAF và tin tưởng tuyệt đối. Với phí dịch vụ chỉ từ 500.000 đồng/tháng, mọi vấn đề về sổ sách, kế toán của doanh nghiệp sẽ được giải quyết nhanh nhất, chính xác nhất, đảm bảo đúng quy chuẩn và hoàn toàn bảo mật.
Dịch vụ mà công ty CAF thực hiện
- Dịch vụ thành lập công ty.
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính.
- Dịch vụ làm giấy phép lao động.
- Dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài.
- Dịch vụ hoàn thuế GTGT.
- Dịch vụ tư vấn thuế.
- DỊch vụ kế toán trọn gói.
- Dịch vụ tư vấn chuyển giá.
- DỊch vụ lập báo cáo chống chuyển giá.
Gmail: congtycaf@gmail.com
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ