Lịch sử hình thành phát triển của Incoterms
INCOTERMS là gì lịch sử hình thành và phát triển INCOTERMS như thế nào bài viết này caf-global.com sẽ chia sẻ nội dung này chi tiết nhất đến với các bạn đọc.
Incoterms là chữ viết tắt của International commercial terms, tiếng Việt là “điều kiện thương mại quốc tế”, là văn bản/bộ quy tắc do Phòng thương mại quốc tế (ICC) ban hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề giao nhận hàng hóa giữa người bán và người mua theo hợp đồng mua bán được hai bên giao kết.
Incoterms mặc dù được soạn thảo để sử dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế, nhưng cũng có thể sử dụng trong mua bán hàng hóa nội địa nếu các bên dẫn chiếu đến nó. Điều kiện thương mại quốc tế là nhân tố quan trọng trong hợp đồng mua bán quốc tế. Việc lựa chọn một điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms Rule) nào đó là một điều khoản bắt buộc của hợp đồng mua bán quốc tế (trừ khi mua bán theo hợp đồng mẫu đối với một số mặt hàng).
Lịch sử hình thành phát triển của Incoterms
Năm 1923 ICC bắt đầu nghiên cứu về điều kiện thương mại (commercial trade terms)
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của ICC, sau khi ra đời vào năm 1919, là thúc đẩy thương mại quốc tế, muốn vậy phải hiểu được các điều kiện thương mại mà các thương nhân đang dùng. Việc này đã được thực hiên thông qua một nghiên cứu 6 điều kiên thương mại thông dụng nhất ở 13 nước. Kết quả nghiên cứu đã được công bố vào năm 1923, trong đó nhấn mạnh sự khác biệt, không thống nhất về giải thích các điều kiện thương mại.
Năm 1928 INCOTERMS rõ rang hơn – Lịch sử hình thành phát triển của Incoterms
Để xem xét những khác biệt về giải thích đã được xác định trong nghiên cứu trước, ICC đã triển khai một nghiên cứu thứ hai. Lần này nghiên cứu đã mở rộng ra việc giải thích các điều kiện thương mại được sử dụng tại trên 30 nước.
Năm 1936 hướng dẫn cho doanh nhân toàn cầu – Lịch sử hình thành phát triển của Incoterms
Dựa trên kết quả nghiên cứu, phiên bản đầu tiên của Incoterms do ICC phát hành đã ra đời. Các điều kiện Incoterms 1936 bao gồm FAS, FOB, C&F, CIF, Ex Ship và Ex Quay.
Năm 1953 vận tải hàng hóa bằng đường sắt – Lịch sử hình thành phát triển của Incoterms
Do ảnh hưởng của Chiến tranh Thế giới lần thứ II nên phiên bản bổ sung của Incoterms phải dừng lại cho đến đầu những năm 1950. Đến năm 1953, phiên bản đầu tiên của Incoterms mới được phát hành lại. Ba điều kiện mới được bổ sung dành cho vận tải không phải bằng đường biển, đó là DCP, FOR và FOT.
Năm 1967 chỉnh sửa việc giải thích sai – Lịch sử hình thành phát triển của Incoterms
ICC phát hành phiên bản thứ ba của Incoterms nói về việc giải thích sai của phiên bản trước đó. Hai điều kiện mới được bổ sung là DAF và DDP.
Năm 1976 tiến bộ trong vận tải hàng không – Lịch sử hình thành phát triển của Incoterms
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tăng lên là nguyên nhân của việc bổ sung thêm một điều kiện mới của Incoterms là FOB Airport.
Năm 1980 sự tăng lên nhanh chóng của vận tải container – Lịch sử hình thành phát triển của Incoterms
Sự phát triển mạnh mẽ của vận tải hàng hóa bằng container cùng với quá trình xử lý chứng từ mới dẫn đến sự cần thiết phải bổ sung Incoterms. Phiên bản mới đã bổ sung thêm điều kiện FRC (Free Carier), quy định cho trường hợp hàng hóa được giao tại một địa điểm ở trên bờ, chẳng hạn là CY (Container Yard) chứ không phải là lan can tàu.
Năm 1990 sửa đổi hoàn chỉnh – Lịch sử hình thành phát triển của Incoterms
Phiên bản thứ 5 của Incoterms đã đơn giản hóa điều kiện Free Carier bằng cách bỏ hết các điều kiện liên quan đến từng phương thức vận tải cụ thể, như FOR, FOT, FOB Air Port. Tất cả các điều kiện trên có thể thay thế bằng điều kiện FCA (Free Carier … at named point: giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm chỉ định).
Năm 2000: sửa đổi nghĩa vụ thông quan
Mục “giấy phép, ủy quyền và thủ tục” trong điều kiện FAS và DEQ đã được sửa đổi để phù hợp với thực tiễn thông quan phổ biến nhất.
Năm 2010: phản ánh tính hiện đại của thương mại quốc tế
Incoterms 2010 gộp các điều kiện D, bỏ các điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU và thêm các điều kiện DAT và DAP. Ngoài ra, thêm nghĩa vụ của người bán và người mua trong việc hợp tác chia sẻ thông tin và những thay đổi để thực hiện việc bán hàng nhiều lần trong hành trình (string sales).
>>> Xem thêm: Cách hạch toán hàng xuất khẩu mới nhất
Điều kiện thương mại quốc tế quy định 03 nội dung
Rủi ro: ở đâu và khi nào hàng hóa được coi là đã giao? rủi ro về hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua ở đâu?;
Trách nhiệm: giữa người bán và người mua, ai làm việc gì? Ai tổ chức vận chuyển; ai mua bảo hiểm cho hàng hóa; ai phải lấy chứng từ vận tải hay lo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, thủ tục hải quan, an ninh cho hàng hóa;
Chi phí: giữa người bán và người mua, ai phải chịu chi phí gì? ví dụ như cước phí vận tải, đóng gói, chi phí xếp, dỡ hàng, kiểm tra, an ninh …
Incoterms có nhiều điều kiện khác nhau, được xây dựng trên nguyên tắc tăng dần nghĩa vụ của người bán trong quá trình giao hàng, vận chuyển, chi phí, rủi ro … để các bên lựa chọn.
>>> Xem thêm: Có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng khi xuất khẩu hàng hóa
Trong Incoterms 2010, chúng ta sẽ có 11 điều kiện cơ bản nói về cơ sở giao hàng, phương thức vận tải – Lịch sử hình thành phát triển của Incoterms
Áp dụng cho mọi phương thức vận tải
11 điều kiện trong Incoterms 2010 – Áp dụng cho mọi phương thức vận tải
Đây là nhóm các quy tắc, điều kiện được áp dụng cho mọi phương thức vận tải hàng hoá, sử dụng khi quy trình vận chuyển lô hàng có sự tham gia của nhiều phương tiện:
EXW: Quy tắc gia tại xưởng
Giao hàng tại xưởng được hiểu là người bán giao hàng khi lô hàng được đặt dưới quyền định đoạt của bên mua tại một địa điểm được thống nhất từ trước, đó có thẻ là cơ sở của người bán. Người bán không có trách nhiệm phải xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận, đồng thời không có nghĩa vụ phải làm thủ tục thông quan cho lô hàng.
Người bán sẽ chịu chi phí và rủi ro khi đưa hàng đến địa chỉ tập kết, hay còn gọi là địa chỉ giao hàng. Còn về phía người mua, tức là bên nhập khẩu, phải chịu toàn bộ chi phí và những rủi ro phát sinh trong quá trình nhận hàng từ điểm thoả thuận.
FCA: Quy tắc giao hàng cho người chuyên chở
Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là người bán sẽ tiến hành giao hàng cho người chuyên chở hoặc một bên nào đó mà bên mua tức bên nhập khẩu đã chỉ định. Địa điểm giao hàng cũng đã được thoả thuận trước, đó có thể là cơ sở của người bán. Rủi ro của người bán được chuyển giao cho người mua ngay tại địa điểm này.
Trong FCA, người bán có nghĩa vụ thông quan, làm thủ tục xuất khẩu cho lô hàng nếu cần. Tuy nhiên, đây không phải là điều khoản bắt buộc, người bán không bắt buộc phải làm thủ tục thông quan và trả thuế nhập khẩu cho lô hàng.
CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới đích
CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới được hiểu là bên xuất khẩu giao hàng cho người chuyên chở hoặc một ai đó khác được chỉ định bởi bên nhập khẩu tại địa điểm mà 2 bên thoả thuận. Đồng thời, bên bán phải tiến hành ký kết hợp đồng vận tải cũng như chi trả tpanf bộ chi phí cần thiết để đưa lô hàng tới nơi chuyển giao.
Người ban có nghĩa vụ kí kết hợp đồng bảo hiểm đối với những rủi ro của người mua trong những trường hợp có sự cố phát sinh như lô hàng hư hỏng hoặc mất mát. CIP quy định người bán chỉ cần mua bảo hiểm với phạm vi tối thiểu.
CPT: Quy định về cước phí trả tới
CPT là quy định về cước phí trả tới, có thể hiểu là người bán hàng sẽ giao toàn bộ lô hàng cho bên phụ trách chuyên chở hoặc giao cho 1 người được bên mua chỉ định tại một địa điểm đã thoả thuận trước. Người bán có trách nhiệm ký hợp đồng và thanh toán cước phí để lô hàng được đưa tới địa điểm quy định.
DAT: Quy tắc về giao tại bến
DAT là quy tắc giao tại bến, bên xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng, ngay sau khi lô hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải thì sẽ chịu sự định đoạt của bên nhập khẩu tại địa điểm là bến được chỉ định.
Người bán có trách nhiệm làm thủ tục thông quan lô hàng nếu có quy định từ trước.
DAP: Quy tắc về giao hàng tại nơi đến
DAP có nghĩa là người bán tiến hành giao hàng khi toàn bộ lô hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện chuyên chở.
Người bán sẽ làm thủ tục thông quan xuất khẩu nếu có nhưng không phải làm thủ tục nhập khẩu.
DDP: Quy định về giao tại đích đã nộp thuế
DDP là quy định về giao hàng đã thông quan nhập khẩu. Theo đó, bên bán giao hàng khi toàn bộ lô hàng được đặt dưới quyền định đoạt của bên mua, lô hàng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu.
Bên ban chịu rủi ro về lô hàng trong quá trình đưa hàng đến địa điểm quy định.
>>> Xem thêm: Cách hạch toán các bút toán hàng nhập khẩu
Các điều kiện, quy tắc Incoterms áp dụng riêng cho vận tải biển và đường thuỷ nội địa
11 điều kiện trong Incoterms 2010 – áp dụng riêng cho vận tải biển và đường thuỷ nội địa
Về hoạt động giao thương thông qua vận tải biển và đường thuỷ nội địa, Incoterms 2010 bao gồm các quy tắc sau:
FAS: Giao dọc mạn tàu
Theo đó, người bán giao hàng khi lô hàng được đặt dọc mạn con tàu được người mua chỉ định từ trước ở tại cảng giao hàng mà 2 bên đã thống nhất. Địa điểm chuyển giao rủi ro là ở dọc mạn tàu. Người mua có trách nhiệm chi trả toàn bộ chi phí ngay sau khi chuyển giao rủi ro.
FOB: Giao hàng trên tàu
FOB là một trong những điều khoản rất phổ biến hiện nay. Giao hàng trên tàu được hiểu là bên bán sẽ giao hàng lên con tàu được bên mua chỉ định. Rủi ro, mất mát được chuyển giao ngay sau khi hàng hoá được xếp lên tàu. Mọi chi phí phát sinh từ thời điểm này đều thuộc trách nhiệm của bên mua.
CFR: Tiền hàng và cước phí
Tiền hàng và cước phí được hiểu là bên xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng lên tàu. Bên xuất khẩu phải ký kết hợp đồng và thanh toán toàn bộ chi phí để đưa lô hàng đến địa điểm cảng được hai bên thống nhất từ trước.
CIF: Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí
CIF quy định về người bán phải giao hàng lên tàu. Khi hàng hoá được giao lên tàu, rủi ro và trách nhiệm cũng được chuyển giao. Bên bán hàng có trách nhiệm ký hợp đồng và thanh toán cước phí để đưa hàng đến cảng quy định.
Mục đích và phạm vi của Incoterms
Trong quá trình phát triển thương mại quốc tế đã dần dần hình thảnh những tập quán thương mại. Nhưng ở mỗi khu vực, mỗi nước lại có những tập quán thương mại khác nhau. Nhiều khi các bên ký kết hợp đồng ngoại thương không biết được những tập quán thương mại của nước bên kia. Chính điều đó đã dẫn đến những hiểu lầm, những vụ tranh chấp vả kiện tụng, làm lâng phí thời gian và của cải của xã hội. Để giải quyết những vấn đề này, Phòng Thương Mại quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) tại Paris đã xuất bản lần đầu tiên vảo năm 1936 một số quy tắc quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại trong cuốn “Các điều kiện thương mại quốc tế” (Incoterms – International commérciál terms). Từ đó đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung sáu lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và 2000 nhằm làm cho các quy tắc đó luôn phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế hiện hành.
Cần nhấn mạnh rằng: phạm vi áp dụng của Incoterms chỉ giới hạn trong những vấn đề liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đối với việc giao nhận hàng hóa được bán (với nghĩa “hàng hóa hữu hình”, chứ không bao gồm “hàng hóa vô hình”, như phần mềm vi tính chẳng hạn).
Dịch vụ kế toán CAF chúc quý doanh nghiệp thành công.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF
Gmail: congtycaf@gmail.com
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ