Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Long An
Tỉnh Long An là một tỉnh nằm kề bên Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế, Tỉnh Long An cũng có bề dày lịch sử khá thú vị … Hãy cùng caf-global.com ngày hôm nay du lịch tỉnh Long An.
Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Long An
Đến đầu thế kỷ XVII, Long An vẫn còn là vùng đất hoang vu chưa được khai phá. Đến giữa thế kỷ XVII, lưu dân người Việt đến định cư hoặc tạm trú ở Bến Nghé ngày càng nhiều hơn và từ đó theo sông Rạch Cát, họ phát triển dần xuống phía Nam, đặt chân vào vùng đất ngày nay là Cần Giuộc, Cần Đước.
Ngoài ra, người dân phiêu tán miền Trung đi thuyền vượt biển thẳng vào cửa Soài Rạp, định cư ở hai bên địa vực sông Vàm Cỏ, tiến sâu vào đất liền thuộc địa vực Long An ngày nay.
Dân từ hai hướng nói trên, trước tiên là chiếm ngụ và khai khẩn những giồng đất cao ráo vùng Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, các giồng đất ven sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.
Thế kỷ XVIII, lưu dân đến Long An từng bước phát triển việc khai phá lên phía vùng tây bắc (vùng Đồng Tháp Mười ngày nay)…
Vị trí địa lý tỉnh Long An – Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Long An
Tỉnh Long An là một trong 12 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích rộng 4.492 km2.
Năm 2021, Tỉnh Long An là đơn vị hành chính có lượng dân cư đứng vị trí thứ 13 tại Việt Nam.
Tỉnh Long An còn xếp thứ 12 về tổng sản phẩm trên địa bàn và xếp thứ 14 về bình quân đầu người (GRDP) khi đạt 138.198 tỷ đồng.
Tỉnh Long An là Tỉnh có 15 đơn vị hành chính thuộc cấp huyện, gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Cụ thể:
Thành phố Tân An (Dân số: 145.120 người, diện tích: 81,94 km2) có 9 phường và 5 xã: Phường 5, Phường 2, Phường 4, Phường Tân Khánh, Phường 1, Phường 3, Phường 7, Phường 6, Xã Hướng Thọ Phú, Xã Nhơn Thạnh Trung, Xã Lợi Bình Nhơn, Xã Bình Tâm, Phường Khánh Hậu, Xã An Vĩnh Ngãi.
Thị xã Kiến Tường (Dân số: 43.674 người, diện tích: 204,36 km2) có 3 phường và 5 xã: Phường 1, Phường 2, Xã Thạnh Trị, Xã Bình Hiệp, Xã Bình Tân, Xã Tuyên Thạnh, Phường 3, Xã Thạnh Hưng.
Huyện Tân Hưng (Dân số: 226.372 người, diện tích: 249,29 km2) có 10 phường và 7 xã: Thị trấn Tân Hưng, Xã Hưng Hà, Xã Hưng Điền B, Xã Hưng Điền, Xã Thạnh Hưng, Xã Hưng Thạnh, Xã Vĩnh Thạnh, Xã Vĩnh Châu B, Xã Vĩnh Lợi, Xã Vĩnh Đại, Xã Vĩnh Châu A, Xã Vĩnh Bửu.
Huyện Vĩnh Hưng (Dân số: 50.074 người, diện tích: 384,52 km2) có 1 thị trấn và 9 xã: Thị trấn Vĩnh Hưng, Xã Hưng Điền A, Xã Khánh Hưng, Xã Thái Trị, Xã Vĩnh Trị, Xã Thái Bình Trung, Xã Vĩnh Bình, Xã Vĩnh Thuận, Xã Tuyên Bình, Xã Tuyên Bình Tây.
Huyện Mộc Hóa (Dân số: 28.165 người, diện tích: 297,64 km2) có 1 thị trấn và 6 xã: Xã Bình Hòa Tây, Xã Bình Thạnh, Xã Bình Hòa Trung, Xã Bình Hòa Đông, Thị trấn Bình Phong Thạnh, Xã Tân Lập, Xã Tân Thành.
Huyện Tân Thạnh (Dân số: 77.537 người, diện tích: 422,85 km2) có 1 thị trấn và 12 xã: Thị trấn Tân Thạnh, Xã Kiến Bình, Xã Tân Thành, Xã Bắc Hòa, Xã Hậu Thạnh Tây, Xã Nhơn Hòa Lập, Xã Tân Lập, Xã Hậu Thạnh Đông, Xã Tân Hòa, Xã Nhơn Hòa, Xã Tân Bình, Xã Tân Ninh, Xã Nhơn Ninh.
Huyện Thạnh Hóa (Dân số: 56.074 người, diện tích: 468,37 km2) có 1 thị trấn và 10 xã: Thị trấn Thạnh Hóa, Xã Tân Đông, Xã Tân Hiệp, Xã Thuận Bình, Xã Thạnh Phước, Xã Thạnh Phú, Xã Thuận Nghĩa Hòa, Xã Thủy Đông, Xã Thủy Tây, Xã Tân Tây, Xã Thạnh An.
Huyện Đức Huệ (Dân số: 65.961 người, diện tích: 428,92 km2) có 1 thị trấn và 10 xã: Thị trấn Đông Thành, Xã Mỹ Quý Đông, Xã Mỹ Thạnh Bắc, Xã Mỹ Quý Tây, Xã Mỹ Thạnh Tây, Xã Mỹ Thạnh Đông, Xã Bình Thành, Xã Bình Hòa Bắc, Xã Bình Hòa Hưng, Xã Bình Hòa Nam, Xã Mỹ Bình.
Huyện Đức Hòa (Dân số: 315.711 người, diện tích: 427,63 km2) có 3 thị trấn và 17 xã: Thị trấn Hậu Nghĩa, Thị trấn Hiệp Hòa, Thị trấn Đức Hòa, Xã Lộc Giang, Xã An Ninh Đông, Xã An Ninh Tây, Xã Tân Mỹ, Xã Hiệp Hòa, Xã Đức Lập Thượng, Xã Đức Lập Hạ, Xã Tân Phú, Xã Mỹ Hạnh Bắc, Xã Đức Hòa Thượng, Xã Hòa Khánh Tây, Xã Hòa Khánh Đông, Xã Mỹ Hạnh Nam, Xã Hòa Khánh Nam, Xã Đức Hòa Đông, Xã Đức Hòa Hạ, Xã Hựu Thạnh.
Huyện Bến Lức (Dân số: 181.660 người, diện tích: 287,86 km2) có 1 thị trấn và 14 xã: Thị trấn Bến Lức, Xã Tân Hòa, Xã Tân Bửu, Xã An Thạnh, Xã Bình Đức, Xã Mỹ Yên, Xã Thanh Phú, Xã Thạnh Lợi, Xã Lương Bình, Xã Thạnh Hòa, Xã Lương Hòa, Xã Long Hiệp, Xã Thạnh Đức, Xã Phước Lợi, Xã Nhựt Chánh.
Huyện Thủ Thừa (Dân số: 226.372 người, diện tích: 299,1km2) có 1 thị trấn và 11 xã: Thị trấn Thủ Thừa, Xã Long Thuận, Xã Mỹ Lạc, Xã Mỹ Thạnh, Xã Bình An, Xã Long Thạnh, Xã Tân Thành, Xã Nhị Thành, Xã Mỹ Phú, Xã Mỹ An, Xã Bình Thạnh, Xã Tân Long
Huyện Tân Trụ (Dân số: 66.502 người, diện tích: 106,5 km2) có 1 thị trấn và 9 xã: Thị trấn Tân Trụ, Xã Tân Bình, Xã Quê Mỹ Thạnh, Xã Lạc Tấn, Xã Bình Trinh Đông, Xã Tân Phước Tây, Xã Bình Lãng, Xã Bình Tịnh, Xã Đức Tân, Xã Nhựt Ninh.
Huyện Cần Đước (Dân số: 187.359 người, diện tích: 218,2km2) 1 thị trấn và 16 xã: Thị trấn Cần Đước, Xã Long Định, Xã Phước Vân, Xã Long Hòa, Xã Long Cang, Xã Long Trạch, Xã Long Khê, Xã Long Sơn ,Xã Tân Trạch, Xã Mỹ Lệ, Xã Tân Lân, Xã Long Hựu Đông, Xã Tân Ân, Xã Phước Đông, Xã Phước Tuy, Xã Long Hựu Tây, Xã Tân Chánh.
Huyện Cần Giuộc (Dân số: 214.914 người, diện tích: 215,1 km2) có 1 thị trấn và 14 xã: Xã Phước Hậu, Xã Mỹ Lộc, Xã Phước Lại, Xã Phước Lâm, Xã Thuận Thành, Thị trấn Cần Giuộc, Xã Phước Lý, Xã Long Thượng, Xã Long Hậu, Xã Phước Vĩnh Tây, Xã Phước Vĩnh Đông, Xã Long An, Xã Long Phụng, Xã Đông Thạnh, Xã Tân Tập.
Huyện Châu Thành (Dân số: 109.812 người, diện tích: 155,24 km2) có 1 thị trấn và 12 xã: Xã Vĩnh Công, Xã Thuận Mỹ, Xã Hiệp Thạnh, Xã Phước Tân Hưng, Thị trấn Tầm Vu, Xã Bình Quới, Xã Hòa Phú, Xã Phú Ngãi Trị, Xã Thanh Phú Long, Xã Dương Xuân Hội, Xã An Lục Long, Xã Long Trì, Xã Thanh Vĩnh Đông.
Tỉnh Long An có vị trí chiến lược quan trọng trong lịch sử, bởi đây là vùng đất chuyển tiếp giữa vùng đất cao Đông Nam Bộ và vùng trũng châu thổ sông Cửu Long, nằm áp sát phía Tây và Nam Sài Gòn và giáp với nước bạn Campuchia.
Truyền thống này có cội nguồn từ lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc, được vun bồi qua phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp nửa cuối thế kỷ XIX và chín năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Chợ Lớn – Tân An và phát triển đến đỉnh cao trong kháng chiến chống Mỹ.
Sự phát triển kinh tế tỉnh Long An hiện nay – Lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Long An
Về Long An hôm nay, có thể nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của vùng đất giàu truyền thống anh hùng. Từ vùng Đồng Tháp Mười vốn hoang hóa ngày trước, nay đã thay da đổi thịt, trở thành vùng đồng bằng trù phú với những đồng lúa mênh mông, đê bao khép kín và là vùng sản xuất lương thực lớn của cả khu vực.
Tại các huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc… các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị … mọc lên nhộn nhịp và phát triển mạnh mẽ.
Những thế hệ nối tiếp cần kế thừa tinh thần trung dũng, kiên cường của quê hương, nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển của cả nước.
Những nghành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ tại Tỉnh Long An
Ngành xây dựng.
Ngành sản xuất công nghiệp.
Ngành dịch vụ kế toán, kiểm toán, thành lập doanh nghiệp.
Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
CAF chúc quý doanh nghiệp thành công.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Gmail: congtycaf@gmail.com
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CAF: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ