Bút toán hạch toán hàng bán bị trả lại cập nhật đến năm 2023

Bút toán hạch toán hàng bán bị trả lại cập nhật đến năm 2023

Bút toán hạch toán hàng bán bị trả lại cập nhật đến năm 2023

Trong quá trình kinh doanh thì sẽ có thể có những lần doanh nghiệp bạn bị trả lại hàng bán vì nhiều lý do khác nhau, Vậy nếu bạn là kế toán thuế thì các bạn tiến hành hạch toán như thế nào mới đúng? Quy định về cách hạch toán HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI như thế nào? ….. Bài viết này caf-global.com sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc.

Bút toán hạch toán hàng bán bị trả lại cập nhật đến năm 2023
Bút toán hạch toán hàng bán bị trả lại cập nhật đến năm 2023

Bên bán hàng hóa

Hàng bán bị trả lại đối với bên bán thường là những sản phẩm được doanh nghiệp xuất bán hoặc tiêu thụ nhưng bị trả hàng vì không đảm bảo những điều dưới đây: Chất lượng hàng hóa không đảm bảo như cam kết trước đó. Hàng hóa đóng gói sai quy cách, chủng loại. Người mua không nhận hàng vì những lý do khách quan.

Hiện nay, hàng bán bị trả lại được xếp vào khoản giảm trừ doanh thu. Do đó, giá trị hàng này có thể làm thay đổi doanh thu bán hàng thực tế đã phát sinh trong kỳ kinh doanh trước đó. Bên cạnh đó, nó còn làm thay đổi cả doanh thu thuần của doanh nghiệp ở báo cáo kết quả kinh doanh.

Bên mua hàng hóa

Hành động trả lại hàng bán đối với bên mua tuy không làm phát sinh khoản giảm trừ doanh thu hay làm thất thoát tài chính nhưng sẽ làm mất thời gian cho chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kế toán viên phải tiến hành bút toán hạch toán phù hợp nhằm ghi nhận nghiệp vụ trả hàng cho người bán. Điều này là quan trọng, nhằm đảm bảo tính chính xác cho thông tin kế toán. Nếu bên mua là công ty đã có hóa đơn thì khi có hàng bán trả lại vẫn phải xuất hóa đơn với đơn giá đúng với hóa đơn mua vào.

Nếu bên mua là cá nhân và chưa có hóa đơn thì khi phát sinh sự việc trả lại hàng bán cần phải lập biên bản ký kết với bên bán về số lượng cùng giá trị hàng bán đã trả lại.

Cách hạch toán hàng bán bị trả lại mới nhất – Bút toán hạch toán hàng bán bị trả lại cập nhật đến năm 2023

Hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC cho biết, tài khoản 5212 là hàng bán bị trả lại, được sử dụng nhằm phản ánh doanh thu của hàng bán bị người mua trả lại trong kỳ kế toán. Hiện nay, tài khoản 5212 có kết cấu như sau:

Bên nợ: Nói về doanh thu hàng bán bị trả lại, đã hoàn trả tiền cho người mua. Ngoài ra nó được trừ vào khoản phải thu khách hàng đã ghi nhận trước đó.

Bên có: Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại tới TK 511 (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ), qua đó xác định doanh thu thuần cuối kỳ.

Bên bán hàng hóa

Trường hợp bán hàng, kế toán viên là người thực hiện bút toán ghi nhận doanh thu hàng bán và giá vốn hàng bán như sau:

Ghi nhận doanh thu:

Nợ TK 1111, 1121, 1311

Có TK 5111 và Có TK 33311 (nếu có).

Ghi nhận giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632.

Có TK 156.

Trường hợp bị trả lại hàng, kế toán viên sẽ tiến hành bút toán hạch toán hàng bán bị trả lại bằng cách ghi nhận giảm trừ doanh thu và giảm giá vốn hàng bán như sau:

Ghi nhận giảm trừ doanh thu:

Nợ TK 5212;

Nợ TK 33311 (nếu có)

Có TK 111, 112, 131.

Ghi nhận giảm giá vốn hàng bán:

Nợ TK 156

Có TK 632.

Tiếp theo, kế toán viên sẽ tiến hành bút toán kết chuyển cuối kỳ. Trong đó có bút toán kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu đã ghi nhận vì hàng bán bị hoàn trả lại trong kỳ như sau: Nợ TK 151, Có TK 5212.

Ngoài ra, kế toán viên phải xác định và ghi nhận các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại, sau đó bút toán hạch toán Nợ TK 641 và Có TK 111, 112,…

Bên mua

Nếu doanh nghiệp mua hàng, kế toán viên sẽ tiến hành bút toán ghi nhận hàng mua về như sau:

Nợ TK 156, 152, 153, 211.

Nợ TK 1331 (nếu có).

Có TK 1111, 1121, 331.

Trường hợp trả lại hàng mua cho bên bán, kế toán viên sẽ ghi nhận giảm giá trị hàng như sau:

Nợ TK 1111, 1121, 331.

Có TK 156, 152, 153, 211.

Có TK 1331.

Hạch toán hàng bán bị trả lại căn cứ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Tại Thông tư 133/2016/TT-BTC không dùng tài khoản 5212 nên hàng bán bị trả lại sẽ được phản ánh trực tiếp vào tài khoản 511. Đây là tài khoản về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng cách ghi giảm doanh thu. Dưới đây là cách hạch toán hàng bán bị trả lại thông tư 133:

Bên bán

Khi bị hoàn trả hàng, kế toán viên tiến hành ghi nhận giảm doanh thu và giảm giá vốn hàng bán như sau:

Ghi nhận giảm doanh thu:

Nợ TK 511;

Có TK 131, 111, 112.

Ghi nhận giảm giá vốn hàng bán:

Nợ TK 156;

Có TK 632.

Bên mua

Ghi tăng trị giá hàng mua (khi doanh nghiệp mua hàng):

Nợ TK 156, 152, 153, 211

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 1111, 1121, 331.

Ghi nhận giảm giá trị hàng (khi hàng trả lại cho bên bán):

Nợ TK 1111, 1121, 331

Có TK 156, 152, 153, 211

Có TK 1331.

Công ty dịch vụ kế toán thuế uy tín – Bút toán hạch toán hàng bán bị trả lại cập nhật đến năm 2023

Kế toán CAF hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kế toán thuế và pháp lý doanh nghiệp tại TPHCM, khách hàng sẽ được tư vấn tỉ mỉ, cụ thể các vấn đề về kế toán, thuế mà công ty đang gặp phải, cùng với tư vấn chuyên sâu dựa vào kinh nghiệm thực tế nhiều lĩnh vực công ty, nhiều năm cung cấp dịch vụ.

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) 

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812