Các bút toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì

Các bút toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo Thông tư 200 và 133 cụ thể như thế nào? Quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất hiện nay ….. Bài viết này Kiểm toán tại Bình Dương sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết và chính xác nhất đến với các bạn đọc nhé.

Cơ sở pháp lý – Các bút toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

  • Luật kế toán Việt Nam.
  • Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133.

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì?

Để có thể bù đắp tổn thất khi doanh nghiệp có hàng tồn kho giảm giá, doanh nghiệp thường lập ra một khoản dự phòng hàng tồn kho mang tính chất bù đắp tổn thất.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.

Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì
Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là gì

Dự phòng được lập với mục đích bù đắp tổn thất của doanh nghiệp. Đây là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.

>>> Xem thêm: Cách hạch toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Tài khoản kết toán và nguyên tắc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho – Các bút toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Tài khoản 229 – Dự phòng tổn thất tài sản Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133

Tài khoản 2294 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.

Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất năm 2022 – Các bút toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

a) Doanh nghiệp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.

b) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán Hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện hành.

c) Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất năm 2022
Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất năm 2022

d) Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.

đ) Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập:

– Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

– Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

>>> Xem thêm: Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất hiện nay

Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294).

Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)

Có các TK 152, 153, 155, 156.

Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trước khi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần:

Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn nhà nước, ghi:

Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

>>> Xem thêm: trích lập dự phòng

Các bước trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định mới nhất hiện nay

Các bước trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định mới nhất hiện nay
Các bước trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định mới nhất hiện nay

B 1: Lập hội đồng thẩm định

Để có thể lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho thì Doanh nghiệp cần phải lập Hội đồng thẩm định, trong đó phải có các vị trí sau: Tổng giám đốc (hoặc giám đốc), Kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Hội đồng sẽ thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho.

Hội đồng thẩm định được lập thông qua Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Về mức trích lập cũng như phương pháp trích được thực hiện thông qua Quyết định của Hội đồng thẩm định về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

B 2: Xử lý khoản dự phòng

Khi khoản dự phòng đã được lập thì việc xử lí khoản dự phòng trong từng trường hợp được thực hiện như sau:

Số dự phòng giảm giá phải trích lập = số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho => không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

Số dự phòng giảm giá phải trích lập > số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho => được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kì;

Số dự phòng giảm giá phải trích lập < số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho => phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán ra.

B 3: Xử lý hàng tồn đọng

Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã được lập nhưng hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng cần phải hủy bỏ thì sẽ được xử lí như sau:

Doanh nghiệp phải lập Hội đồng thẩm định tài sản bị hủy bỏ và tiến hành cuộc họp để thông qua Biên bản họp hội đồng thẩm định về việc hủy bỏ hàng tồn kho đã lập dự phòng (tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế).

Thẩm quyền xử lý:

– Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị);

– Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên);

– Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên;

– Chủ doanh nghiệp là người đưa ra quyết định xử lí và chịu trách nhiệm về quyết định trước chủ sở hữu và pháp luật. Quyết định xử lí dựa trên biên bản họp của Hội đồng xử lí và chứng cứ liên quan đến hàng tồn kho.

Đối với phần giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.

Công ty dịch vụ kế toán kiểm toán độc lập uy tín

Dịch vụ kế toán CAF  là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Kế Toán, Tư Vấn Thuế, Tư Vấn Tài Chính, hoạt động tại Việt Nam có hệ thống khách hàng đa dạng và có số lượng kiểm toán viên, Kế Toán Viên, Chuyên Viên Tư Vấn Thuế phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trong nhiều năm hoạt động, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào tôn chỉ hoạt động của Dịch vụ kế toán CAF vẫn luôn là mang đến giá trị bền vững cho khách hàng của mình. Khách hàng của chúng tôi đa dạng, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế: Tập đoàn kinh tế đa quốc gia, Tổng công ty nhà nước, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty đại chúng…

Dịch vụ thế mạnh mà CAF cung cấp

Dịch vụ thành lập công ty tại Long An.

Dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án.

Dịch vụ kế toán tại Long An.

Dịch vụ báo cáo thuế.

Dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Xem thêm: 

Cong ty kiem toan uy tin Tp Hcm 

Bảng giá dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính

Công ty kiểm toán độc lập ở Đồng Nai

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812