Cách lập thoả ước lao động tập thể mới nhất
Thỏa ước lao động tập thể là gì? Cách lập thỏa ước lao động tập thể như thế nào? …. Hãy cùng caf-global.com tìm hiểu chi tiết về THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Lao động 2019.
- Luật doanh nghiệp năm 2020.
- Luật kế toán.
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Thỏa ước lao động tập thể là gì
Thoả ước lao động tập thể được coi là bản pháp lý quan trọng để những người lao động và người sử dụng lao động dần dần xây dựng lên một mối quan hệ lao động bình đẳng và hài hoà, để cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như vì vấn đề việc làm ổn định, giảm tỷ lệ bị thất nghiệp của những người lao động.

Nội dung thoả ước lao động tập thể gồm những gì?
Điều 46 Bộ luật Lao động quy định: “nội dung chủ yếu của thoả ước lao động tập thể gồm những cam kết về việc làm và bảo đảm việc làm; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, định mức lao động, an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động“.
Những nội dung này được hiểu là bắt buộc phải có trong thoả ước và cũng là những nội dung bắt buộc các bên phải đàm phán, thương lượng khi ký kết thoả ước.
Quy định như vậy sẽ là phù hợp nếu việc ký kết thoả ước có tính chất bắt buộc bởi đây là những nội dung cơ bản không thể thiếu được trong quan hệ lao động. Song, thông thường các bên chỉ tiến hành ký kết thoả ước khi có được những thoả thuận có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Vì vậy, nếu quy định thoả ước bắt buộc phải có đủ các điều khoản cơ bản này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp không muốn ký thoả ước.
Bởi thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng và điều kiện để có thể thực hiện được các quyền lợi ưu đãi hơn cho người lao động ở tất cả các lĩnh vực mà đa phần chỉ có thể thực hiện ở một số lĩnh vực mà thôi.
Hơn nữa, pháp luật của hầu hết các nước đều thừa nhận và cho phép các bên được quyền ký kết thoả ước về một hoặc một số nội dung nào đó trong quan hệ lao động.
Vì vậy, thiết nghĩ Khoản 2, Điều 46, Bộ luật Lao động nên sửa đổi theo hướng: “nội dung thoả ước lao động tập thể có thể gồm những cam kết về việc làm và bảo đảm việc làm và bảo đảm việc làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương; định mức lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động”.
Xác lập cơ chế bảo đảm quyền thương lượng và ký kết thoả ước ở những doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở.
Phải thừa nhận rằng, việc Bộ luật Lao động không công nhận tư cách pháp lý của Ban đại diện tập thể lao động đã thúc đẩy sự thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn. Song không phải vì thế mà tất cả các doanh nghiệp đều có tổ chức công đoàn. Công đoàn về nguyên tắc được thành lập trên cơ sở sự tự nguyện của các thành viên là người lao động. Nhà nước cũng như người sử dụng lao động chỉ tạo điều kiện chứ không có quyền, trách nhiệm phải thành lập ra tổ chức công đoàn. Do đó, trên thực tế vì nhiều lý do khác nhau mà ở nhiều doanh nghiệp, tổ chức công đoàn đã không được thành lập. Điều này đã hạn chế quyền ký kết thoả ước lao động tập thể của họ, bởi theo quy định của pháp luật, công đoàn là tổ chức duy nhất đại diện cho tập thể lao động tham gia thương lượng và ký kết thoả ước với người sử dụng lao động. Thoả ước nếu không do chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc người được ban chấp hành công đoàn cơ sở uỷ quyền ký thì thoả ước đó sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ. Do đó, những doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn cơ sở thì đương nhiên không thể ký được thoả ước lao động tập thể. Đây cũng là một trong các lý do căn bản lý giải rằng tỷ lệ ký kết thoả ước lao động tập thể hiện nay còn thấp.
Bởi vậy, nên chăng, chúng ta nên thừa nhận tư cách của ban đại diện tập thể lao động ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn. Tại những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, thì việc ký kết thoả ước sẽ thuộc thẩm quyền của Ban đại diện. Quy định như vậy sẽ vừa giải quyết được những vấn đề về mặt lý luận lại vừa đáp ứng những nhu cầu của thực tiễn hiện nay.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/dich-vu-ke-toan-thue-tron-goi-tai-long-an/
Hiệu lực và thời hạn của thoả ước lao động tập thể
Trong nền kinh tế thị trường thì các quan hệ lao động sẽ chủ yếu được hình thành dựa trên cơ sở sự thương lượng, sự thỏa thuận giữa các bên đó chính là người sử dụng lao động và những người lao động. Song trong mối quan hệ lao động đó thì người lao động luôn ở một vị trí yếu thế hơn so với vị thế của người sử dụng lao động.
Người lao động luôn phải chịu sự tác động của quy luật tất yếu đó là quy luật cung cầu sức lao động, sức ép của mất việc làm, thất nghiệp. Hơn nữa lại ở trong vị thế là người bị quản lý nên những người lao động luôn bị rơi vào thế bất lợi tại trong quá trình mặc cả những quyền và lợi ích cho mình vì vậy mà đã khiến nhiều khi họ buộc phải chấp nhận các cam kết mà chính họ thấy chưa thoả mãn.
Tuy nhiên, với sự bất bình đẳng và sự bóc lột sức lao động của người lao động đến một mức nào đó thì sẽ khiến những người lao động họ liên kết lại với nhau và họ cùng nhau đình công để chống lại người sử dụng lao động.
Điều đó sẽ khiến cho mối quan hệ lao động giữa các bên có nguy cơ bị phá vỡ, về vấn đề sản xuất kinh doanh sẽ bị đình trệ, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước tình trạng đó mà cả hai bên đó là bên người sử dụng lao động và bên người lao động đều thấy rằng cần phải có bản thoả thuận chung về những vấn đề có phát sinh trong quan hệ lao động.
Những thoả thuận chung giữa các bên đó chính là những bản thoả ước lao động tập thể hay còn gọi là thoả ước tập thể
Căn cứ Điều 75 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về thoả ước lao động tập thể thì thỏa ước lao động tập thể chính là các thỏa thuận đã đạt được giữa người sử dụng lao động và những người lao động thông qua quá trình thương lượng tập thể và đã được các bên ký kết bằng văn bản.
>>> Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói tại Long An.
Về bản chất
Thoả ước lao động tập thể chính là những quy định nội bộ của các doanh nghiệp, trong đó bao gồm có những thoả thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các vấn đề mà có liên quan quan hệ lao động.
Tập thể lao động được hiểu chính là toàn bộ hoặc là đa số những người lao động mà cùng làm việc trong một bộ phận cơ cấu nào đó của doanh nghiệp, trong toàn doanh nghiệp hay thậm chí là trong một ngành, một vùng,…Nhưng bao giờ giữa họ cũng đã có ý chí thống nhất, có cùng liên kết nhau lại trong một tổ chức và khi tiến hành thương lượng ký kết thoả ước, họ thường sẽ thông qua người đại diện của mình mà thông thường chính là tổ chức công đoàn.
Nội dung mà các bên có thoả thuận trong thoả ước chính là những vấn đề có phát sinh trong quan hệ lao động như là an toàn vệ sinh lao động, thời gian để làm việc, thời gian để nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng,… Những vấn đề này thì hầu hết đã được pháp luật quy định song có những vấn đề mới chỉ được pháp luật quy định ở mức tối đa, tối thiểu hoặc là còn để ngỏ.
Chính vì vậy, các bên sẽ cần thoả thuận cụ thể hơn sao cho phù hợp với các điều kiện sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/dich-vu-kiem-toan-bao-cao-tai-chinh-o-long-an/
Về hiệu lực của thoả ước lao động tập thể
Tại khoản 1, 2 Điều 78 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về hiệu lực của thoả ước lao động tập thể thì: Ngày bắt đầu có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể sẽ do các bên (người sử dụng lao động và người lao động) thỏa thuận với nhau và được ghi rõ trong thỏa ước. Trong trường hợp mà các bên không có thỏa thuận về ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể giữa các bên sẽ có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày ký kết.
Khi thỏa ước lao động đã được các bên ký kết và bắt đầu có hiệu lực thì phải được các bên tôn trọng thực hiện.
Về đối tượng áp dụng thoả ước lao động tập thể thì
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp sẽ được áp dụng đối với người sử dụng lao động và áp dụng đối với toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành và đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì sẽ áp dụng đối với toàn bộ những người sử dụng lao động và toàn bộ những người lao động của các doanh nghiệp có tham gia thỏa ước lao động tập thể.
Về thời hạn của thoả ước lao động tập thể
Tại khoản Điều 78 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về thời hạn của thoả ước lao động tập thể thì:
– Thỏa ước lao động tập thể sẽ có thời hạn trong khoản thời gian là từ 01 năm đến 03 năm.
– Đối với thời hạn cụ thể như thế nào thì sẽ do các bên thỏa thuận với nhau và ghi rõ trong thỏa ước lao động tập thể.
– Các bên đều có quyền thỏa thuận về thời hạn khác nhau đối với những nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
>>> Xem thêm: Công ty dịch vụ kiểm toán độc lập uy tín giá rẻ.
Khi hết hạn thoả ước lao động tập thể thì các bên có thể thực hiện một trong các phương thức như sau
Kéo dài thêm thời hạn của thoả ước lao động tập thể: căn cứ Điều 83 Bộ Luật Lao động 2019 quy định trong thời hạn là 90 ngày trước ngày mà thỏa ước lao động tập thể hết hạn thì các bên có thể thực hiện thương lượng nhằm để kéo dài thêm thời hạn của thỏa ước lao động tập thể và trong trường hợp này thì người sử dụng lao động phải thực hiện quy trình lấy ý kiến theo quy định về lấy ý kiến và ký kết thoả ước lao động tập thể mà Bộ Luật Lao động quy định
Các bên thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.
Khi mà thỏa ước lao động tập thể đã hết hạn nhưng các bên vẫn tiếp tục thực hiện thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn sẽ được các bên tiếp tục thực hiện trong một thời hạn nhưng không được quá 90 ngày kể từ ngày mà thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ các trường hợp mà các bên có thỏa thuận khác.
Công ty dịch vụ kế toán – kiểm toán uy tín
CAF là công ty khá mới trong thị trường dịch vụ kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai …. điểm nổi bật của doanh nghiệp này là tiên phong trong vận hành dịch vụ Kế toán trên nền công nghệ tự động. Mục tiêu của công ty là phục vụ được 10.000 khách hàng. Với mong muốn mang đến dịch vụ kế toán, DICH VU KIEM TOAN uy tín – Chất Lượng – Chuyên nghiệp.
Dịch vụ thế mạnh CAF hiện nay
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính.
- Dịch vụ lập BCTC.
- Dịch vụ làm sổ sách kế toán trọn gói.
- Dịch vụ báo cáo thuế.
- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính.
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ ( soát xét BCTC )
- Dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án hòa thành ( kiểm toán xây dựng cơ bản )
- Dịch vụ tư vấn chuyển giá.
- Dịch vụ lập hồ sơ giao dịch liên kết.
Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ