Cách tính giá thành công trình xây dựng
Bạn đang làm trong công ty xây dựng và công ty bạn có một dự án đang xây dựng và bạn không biết nên tập hợp chi phí xây dựng như thế nào? Cách tính giá thành trong công ty xây dựng ? ….. Bài viết này công ty dịch vụ kiểm toán độc lập chúng tôi sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc nhé.
Giá thành công trình là toàn bộ chi phí chi ra như: chi phí nguyên liệu, chi phí máy thi công, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung, tính bằng tiền để hoàn thành một hạng mục công trình hay một công trình hoàn thành toàn bộ.
>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án xây dựng hoàn thành.
Giá thành công trình xây dựng là gì? – Cách tính giá thành công trình xây dựng

Giá thành là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm về toàn bộ hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng sản phẩm hoàn thành, giá thành có thể chia ra làm 2 loại: Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.
Giá thành công trình xây dựng được chia thành 3 loại – Cách tính giá thành công trình xây dựng
Giá thành kế hoạch
Đây là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và số lượng kế hoạch và được tính theo công thức:
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán công tác xây lắp – Mức hạ giá thành kế hoạch.
Giá thành dự toán
Được xác định trước khi bắt đầu công trình và theo công thức:
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán của từng công trình, hạng mục công trình – Lãi định mức.
Trong đó: Lãi định mức là số phần trăm trên giá thành xây lắp do nhà nước quy định đối với từng loại xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể.
Giá thành dự toán là hạn mức chi phí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra để đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn để đơn vị xây lắp phấn đấu hạ giá thành thực tế và là căn cứ để chủ đầu tư thanh toán cho doanh nghiệp khối lượng hoàn thành đã nghiệm thu.
Giá thành thực tế
Sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí sản xuất thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây dựng nhất định.
Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp và giá thành thực tế không bao gồm những chi phí thực tế phát sinh như: mất mát, hao hụt vật tư…do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của kế toán giá thành công trình xây dựng
Để doanh nghiệp phát triển ổn định và lâu dài thì kế toán doanh nghiệp phải xác định rõ nhiệm vụ chính và thiết yếu của mình trong quá trình tổ chức kế toán giá thành, nhận thức được vai trò của nó trong toàn bộ hệ thống kế toán của công ty và mối liên hệ mật thiết với các bộ phận kế toán khác có liên quan.
Nhiệm vụ của người làm kế toán giá thành công trình bao gồm:
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng giá thành sản phẩm sao cho phù hợp với những đặc thù của doanh nghiệp, công ty và các yêu cầu của công tác quản lý.
Vận dụng các phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.
Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
Xác định giá thành thực tế của các loại sản phẩm đã hoàn thành, các loại sản phẩm còn dở dang, tiến hành tổng kết kết quả hạch toán theo từng đơn vị, từng nhóm. Ngoài ra, tiến hành kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm.
Lập các báo cáo cần thiết về giá thành sản phẩm.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và phát hiện mọi khả năng tiềm tàng để hạ giá thành sản phẩm xuống thấp nếu có thể.
Quy trình hạch toán
Đối tượng tính giá thành công trình sẽ bao gồm:
Một công trình thường chia thành nhiều hạng mục, gói thầu, công trình con. Việc tính giá thành có thể được tính theo giá thành chi tiết và tổng hợp lên giá thành công trình mẹ.
Theo công trình: Giá thành chỉ phát sinh 1 lần, không lặp lại.
Nguyên vật liệu: Thường được nhập mua và xuất thẳng cho công trình (thường ít qua kho). Nguyên vật liệu cũng có thể được điều chuyển giữa các công trình.
Các chi phí NC, Máy thi công, thầu phụ, chi phí chung, chi phí thuê ngoài: Tùy theo công việc cụ thể phát sinh thì các chi phí này có thể chỉ đích danh theo công trình hoặc phân bổ cho các công trình. Việc phân bổ thường dựa theo yếu tố chi phí NVL.
Bảng dự toán công trình
Khi thầu thi công công trình thì sẽ phát sinh bảng dự toán cho công trình và thường phải lập báo cáo so sánh giữa giá thành dự toán và chi phí thực tế.
Thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh
Các dự án thi công ngoại tỉnh ( giá trị >=1 tỷ ) thì sẽ phát sinh thuế GTGT vãng lai ngoại tỉnh.
Chi phí dở dang
Tập hợp ở TK 154 và kết chuyển sang 632.
Xác định lỗ lãi
Phân bổ chi phí Bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp theo công trình để xác định kết quả kinh doanh theo công trình.
Lãi vay ngân hàng
Các công ty xây dựng hầu hết sẽ phát sinh các khoản vay ngân hàng để phục vụ thi công. Các khoản vay này sẽ cấp cho các tổ đội thi công dưới dạng tạm ứng công trình. Một số đơn vị cần theo dõi khoản lãi vay này theo tổ đội thi công.
Xác định lỗ lãi
Phân bổ chi phí Bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp theo công trình để xác định kết quả kinh doanh theo công trình.
Phương pháp hạch toán về giá thành công trình xây dựng

Tập hợp chi phí đối với công ty xây dựng
Kết chuyển chi phí đối với công trình xây dựng
Theo thông tư 133
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Có TK 1542: Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 1543: Chi phí sử dụng máy thi công.
Có TK 1547: Chi phí chung như chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí lán trại…
Theo thông tư 200
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 621: Chi phí NVL trực tiếp.
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công công trình.
Có TK 627: Chi phí sản xuất chung.
Tính giá thành
Giá thành tổng hợp Z= D1+ Tổng chi phí phát sinh trong kỳ – D2
Trong đó:
D1: Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ (dư Nợ TK 154 đầu kỳ) Tổng chi phí phát sinh = Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung.
D2: Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ (dư Nợ TK 154 cuối kỳ).
Xuất hóa đơn cho công trình hoàn thành hoặc hoàn thành từng giai đoạn
TK sử dụng
TK 131: Phải thu của khách hàng (trong tường hợp khách hàng chưa thanh toán tiền).
TK 5112: doanh thu bán thành phẩm.
TK 3331: Thuế GTGT hàng bán ra.
TK 632: Giá vốn hàng bán.
TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Cách định khoản
Bán hàng có 2 bút toán phản ánh giá vốn và bút toán phản ánh doanh thu
– Phản ánh doanh thu
Nợ TK 131: Nếu KH chua thanh toán.
Có TK 5112: Doanh thu bán thành phẩm.
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra.
– Phản ánh giá vốn
Nợ TK 632: Giá vốn xuất bán.
Có TK 154: Trị giá thành phẩm.
Các phương pháp tính giá thành mới nhất hiện nay
Có nhiều phương pháp tính giá thành, có thể kể đến như: phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp); phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phô; phương pháp phân bước; phương pháp hệ số; phương pháp định mức.
Vì giới hạn bài viết Giá thành là gì nên chúng tôi sẽ chọn ra những phương pháp chính để phân tích bao gồm:
Phương pháp loại giản đơn
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến ở Việt Nam bởi vì đơn giản và phù hợp với các loại hình doanh nghiệp sản xuất đơn giản, có lượng mặt hàng ít và khối lượng sản xuất lớn và chu kỳ ngắn. Công thức như sau:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – các khoản làm giảm chi phí – chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phổ biến
Đây cũng là một phương pháp được dùng nhiều, áp dụng trong những trường hợp vừa tạo ra sản phẩm chính vừa cho ra sản phẩm phụ (mà theo đó sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu). Công thức tính như sau:
Tổng giá thành sản phẩm chính hoàn thành trong kỳ = chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ – chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ – gia trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính – chi phí sản xuất sản phẩm chính dang dở cuối kỳ.
Phương pháp phân bước
Đây là một trong những phương pháp áp dụng trong trường hợp quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận, giai đoạn, khác nhau. Công thức tính như sau:
Giá thành thành phẩm hoàn thành trong kỳ = giá thành sản phẩm giai đoạn 1 + giá thành sản phẩm giai đoan 2+….+giá thành sản phẩm giai đoạn N
Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ
Xem thêm: