Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 đầy đủ nhất

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 đầy đủ nhất

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 đầy đủ nhất

Cách xác định số thuế thu nhap ca nhan phải nộp? Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 đầy đủ nhất? NHững vấn đề liên quan đến thuế THU NHAPCANHAN hiện nay? … Cùng Caf-global.com tìm hiểu chi tiết về nội dung này các bạn nhé.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 đầy đủ nhất
Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024 đầy đủ nhất

Căn cứ pháp lý về thuế thu nhập cá nhân hiện hành

  • Luật Thuế TNCN năm 2007.
  • Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012.
  • Luật sửa đổi các Luật về Thuế năm 2014.
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC.
  • Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14.

>>> Xem thêm: Những khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Thuế thu nhập cá nhân và tổng quan về T TNCN

  1. Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.
  2. Thuế thu nhap ca nhan hiện nay không áp dụng đối với các cá nhân có thu nhập thấp dưới mức quy định định phải đóng thuế; Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định.

>>> Xem thêm: Chuyển nhượng vốn trong công ty tnhh thì có chịu thuế thu nhập cá nhân

Những ai sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ theo điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 quy định về đối tượng nộp thuế gồm 2 nhóm đối tượng sau: Cá nhân cư trú là cá nhân có nơi ở/ nhà thuê thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật với thời hạn của các hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc cá nhân có nơi ở thường xuyên, có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong 1 năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cac-buoc-chia-loi-nhuan-trong-cong-ty-moi-nhat/

Hai trường hợp áp dụng tính thuế TNCN của cá nhân cư trú chi tiết như sau

  1. Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên; Cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.
  2. Cá nhân KHÔNG cư trú là người KHÔNG đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cach-tinh-thue-khi-ca-nhan-cho-thue-nha/

Những nội dung tổng quan

Theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 đã quy định mới về mức giảm trừ gia cảnh cụ thể như sau:

– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, hiện nay đối với người có mức lương trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/ năm) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, người nộp thuế càng nhiều người phụ thuộc tương đương với mức lương phải nộp thuế theo quy định càng cao.

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Đối với cá nhân cư trú

Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

Căn cứ tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 7, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được xác định theo công thức sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Theo đó, để tính được số thuế phải nộp cần phải tính được thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:

Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Trong đó

Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Hoặc cũng có thể áp dụng phương pháp rút gọn theo Phụ lục: 01/PL-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC

Bậc Thu nhập tính thuế /tháng (đồng) Thuế suất Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu 5% 0 triệu + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 triệu đến 10 triệu 10% 0,25 triệu + 10% TNTT trên 5 triệu 10% TNTT – 0,25 triệu
3 Trên 10 triệu đến 18 triệu 15% 0,75 triệu + 15% TNTT trên 10 triệu 15% TNTT – 0,75 triệu
4 Trên 18 triệu đến 32 triệu 20% 1,95 triệu + 20% TNTT trên 18 triệu 20% TNTT – 1,65 triệu
5 Trên 32 triệu đến 52 triệu 25% 4,75 triệu + 25% TNTT trên 32 triệu 25% TNTT – 3,25 triệu
6 Trên 52 triệu đến 80 triệu 30% 9,75 triệu + 30% TNTT trên 52 triệu 30 % TNTT – 5,85 triệu
7 Trên 80 triệu 35% 18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu 35% TNTT – 9,85 triệu

Không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì có tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất hiện nay hay không?

Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền); Nói cách khác, cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng mà có thu nhập từ tiền lương, tiền công mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.

Số thuế phải nộp được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Đối với cá nhân không cư trú thì tiến hành tinh thue thu nhap ca nhan nhu thế nào?

Theo Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất (20%).

Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:

TH 1: Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam  =  Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam  x  Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)  +  Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
Tổng số ngày làm việc trong năm

Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

TH 2: Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam  =  Số ngày có mặt ở Việt Nam  x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)  + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
365 ngày

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại các trường hợp nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Những nội dung quan trọng bạn có thể sẽ quan tâm

Người phụ thuộc là gì?

Để xác định người phụ thuộc nhằm xét giảm trừ gia cảnh được hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

Trường hợp đầu tiên: Người phụ thuộc là con của người nộp thuế

Theo đó, người phụ thuộc là con của người nộp thuế gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể: Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng); Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Trường hợp số hai là: Người phụ thuộc khác của người nộp thuế

Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC; Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC bao gồm

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

+ Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

+ Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện để được tính là người phụ thuộc

Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại mục 2.2 phải đáp ứng các điều kiện sau: Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

Trong đó, người khuyết tật, không có khả năng lao động là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Cách hạch toán kế toán tiền thuế thu nhập cá nhân

Khi tính và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trừ vào lương cho người lao động, hạch toán:

Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động.

Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.

Nếu doanh nghiệp trả lương chưa bao gồm thuế (lương Net): Doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động thì số thuế thu nhập cá nhân này sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ( Trên hợp đồng lao động phải giải thích rõ: Doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho người lao động)

Nợ 641/642/154/62…

Có TK 3335 – Thuế TNCN (số thuế TNCN phải nộp thay).

Khi trả lợi nhuận hoặc cổ tức cho chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả nộp khác (3388).

Có các TK 111, 112 (số tiền trả cổ tức, hoặc lợi nhuận cho chủ sở hữu).

Có TK 3335 – Thuế TNCN (nếu khấu trừ tại nguồn số thuế thu nhập cá nhân của chủ sở hữu).

Khi nộp tiền thuế thu nhập cá nhân về ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.

Có các Tk 111, 112,…: Số tiền đã nộp.

Hạch toán thuế thu nhập cá nhân sau quyết toán:

Dựa trên kết quả của tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (Mẫu 05/QTT-TNCN), kế toán xác định:

Trường hợp nộp thiếu số thuế TNCN: Phải nộp thêm tức là có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu số 45 – Tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp NSNN.

Hạch toán:

Bút toán 1: Khấu trừ lấu thêm tiền từ các cá nhân nộp thiếu

Nợ 111/112/334/138…

Có 3335: Tổng số thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp NSNN.

Bút toán 2: Nộp nốt số tiền còn thiếu về ngân sách nhà nước:

Nợ TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân.

Có các TK 111,112,…: Số tiền đã nộp.

Trường hợp nộp thừa số thuế TNCN thì hạch toán kế toán như thế nào?

Tức là có số tiền phát sinh tại chỉ tiêu số 46 – Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa. Đối với số thuế thu nhập cá nhân nộp thừa, kế toán có thể xử lý theo 2 cách: Bù trừ vào kỳ sau hoặc làm thủ tục để hoàn thuế.

Hạch toán:

Nợ 3335: Tổng số thuế thu nhập cá nhân đã nộp thừa

Có 138: Nếu để bù trừ sang kỳ sau

Có 338: Nếu làm thủ tục hoàn thuế.

Khi kế toán nhận được tiền hoàn từ cơ quan thuế hạch toán chi tiết như sau

Nợ 112: số tiền hoàn

Có 3335 – thuế thunhapcanhan

Khai trả lại số tiền hoàn thuế đó cho người lao động, kế toán thue tiến hành hạch toán kế toán như sau:

Nợ 338.

Có 111/112.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812