Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa xuất khẩu

Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa xuất khẩu

Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa xuất khẩu

HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NGÀY NAY diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp ở Việt Nam vì nền kinh tế HỘI NHẬP nước ta từ đó mở ra nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, Nếu bạn là kế toán trong công ty chuyên XUẤT KHẨU hàng hóa thì các bạn có phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng XUẤT KHẨU hay không? Cách ghi nội dung của hóa đơn đối với hàng XUẤT KHẨU? Bài viết này caf-global.com sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc.

Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa xuất khẩu
Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa xuất khẩu

Các loại hóa đơn đầu ra xuất khẩu hiện nay mà bạn cần nắm – Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa xuất khẩu

Theo Công văn số 11352/BTC-TCHQ, Bộ Tài Chính quy định:

Đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, Bộ Tài Chính quy định sử dụng hóa đơn thương mại thay thế hóa đơn xuất khẩu. Trường hợp doanh nghiệp nội địa xuất khẩu hàng hóa vào KHU VỰC PHI THUẾ QUAN: Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC.

Khu vực phi thuế quan là gì? 

Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của thủ tướng chính phủ, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này và bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Các hoạt động trong khu phi thuế quan – Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa xuất khẩu

Theo Điều 4 Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan, các hoạt động trong khu phi thuế quan bao gồm:

Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại;

Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa.

Đồng thời, Điều 30 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định chi tiết các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của khu phi thuế quan trong khu kinh tế như sau:

Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa;

Cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;

Kinh doanh hàng miễn thuế, hàng miễn thuế giảm giá;

Dịch vụ logistics; sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan;

Các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các hoạt động tại khu phi thuế quan nêu trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

Theo thông tư 39/2014/TT-BTC về các loại hóa đơn – Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa xuất khẩu

Hóa đơn giá trị gia tăng: Sử dụng cho các tổ chức kê khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:

  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong phạm vi nội địa.
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
  • Hoạt động xuất khẩu hàng hóa và cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

Hóa đơn bán hàng sử dụng cho các đối tượng

Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Tổ chức, cá nhân trong khu vực phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phạm vi nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

Hướng dẫn cách bạn viết hóa đơn THƯƠNG MẠI xuất khẩu – Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa xuất khẩu

Để viết hóa đơn thương mại xuất khẩu, kế toán lưu ý một số tiêu thức như sau:

Tên người xuất khẩu/gửi hàng: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ, quốc gia xuất khẩu.

Tên người nhập khẩu/nhận hàng: Ghi tên công ty, địa chỉ và thông tin liên hệ (số điện thoại).

Số hóa đơn, ngày phát hành: Bắt buộc phải ghi đầy đủ để làm thủ tục hải quan.

Mô tả chi tiết sản phẩm: Ghi tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hoặc chất lượng, mã hiệu, số hiệu và ký hiệu hàng hóa khi lưu thông trên thị trường nội địa nước xuất khẩu.

Số lượng kiện: Ghi tổng số lượng kiện của lô hàng.

Ghi giá của từng mặt hàng và loại tiền sử dụng.

Phương thức vận chuyển: Đường không hoặc đường biển.

Điều khoản giao hàng: Ghi rõ theo bản Incoterm nào (ví dụ 2000 hoặc 2010,…).

Điều khoản thanh toán: Ghi TT, TTR, LC, No Payment và ghi đồng tiền thanh toán như USD, EUR, JPY,…

Các thông tin khác: Ghi rõ các khoản nư cước phí vận tải, chi phí bao bì, đóng gói,…

Cách viết hóa đơn giá trị gia tăng đối với hàng hóa Xuất Khẩu – Cách viết hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa xuất khẩu

Ngày lập hóa đơn thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định là ngày xuất hàng hóa ra khỏi kho.

Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản.

Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí: Là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm phát sinh thanh toán ngoại tệ.

Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với hàng XUẤT KHẨU

Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với hàng XUẤT KHẨU
Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng đối với hàng XUẤT KHẨU

Trường hợp 1: Nếu thời điểm hàng được xuất khẩu được xác định theo thời điểm kê khai trong tờ khai hải quan, căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC, ngày lập hóa đơn sẽ là ngày lập tờ khai hải quan.

Trường hợp 2: Thời điểm hàng xuất khẩu khác thời điểm lập trong tờ khai hải quan nhưng được xác định là thời điểm lập hóa đơn, ngày lập hóa đơn xuất khẩu được xác định theo Điểm a, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Trường hợp 3: Thời điểm hàng xuất khẩu khác thời điểm lập lập hóa đơn và thời điểm kê khai hải quan. Trường hợp này được xét là lập hóa đơn sai thời điểm.

Mã số thuế và thuế suất: Trên hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu, kế toán cần lưu ý gạch ngang phần mã số thuế người mua, phần thuế suất sẽ ghi như khi xuất hóa đơn thông thường.

Tiền tệ trên hóa đơn đầu ra xuất khẩu

Theo Điểm e, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC, quy định về tiền tệ trên hóa đơn GTGT xuất khẩu như sau:

Tổng số tiền thanh toán: Ghi bằng nguyên tệ.

Mục số tiền bằng chữ: Ghi bằng tiếng Việt.

Tỷ giá: Ghi tỷ giá ngoại tệ theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.

Nếu đồng ngoại tệ không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Công ty DỊCH VỤ KẾ TOÁN uy tín chuyên nghiệp

CAF là công ty kế toán có hơn mười năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thuế, pháp lý doanh nghiệp, dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính; dịch vụ làm thẻ tạm trú; dịch vụ làm giấy phép lao động; dịch vụ kiểm toán để vay ngân hàng … cho các công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các tỉnh lân cận và trên địa bàn TPHCM.

Dịch vụ của CAF hiện nay

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812