Chi tiền thưởng nhân viên có là chi phí hợp lý có tính thuế TNCN hay không
Để không phải loại chi phí thì chúng ta cần lưu ý về các khoản chi phí cần có hồ sơ đầy đủ và đươc hạch toán hợp lý nhất theo quy định hiện hành, vậy về khoản chi tiền thưởng lương tháng 13, thưởng đạt năng suất, hoàn thành tốt nhiệm vụ được thưởng có phải là chi phí hợp lý khi xác định THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP HAY KHÔNG, Những khoản tiền thưởng có phải kê khai thuế THU NHẠP CÁ NHAN, CÓ đóng thuế TNCN hay không?
Điều kiên ghi nhận chi phí hợp lý là gì?
Các khoản chi phí này thực tế phát sinh phải liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Các khoản chi này phải có đầy đủ chứng từ hợp pháp, có đầy đủ hóa đơn theo Luật Thuế giá trị gia tăng.
Phải có đủ chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hóa đơn có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên (kể cả mua hàng nhiều lần trong 1 ngày, cùng 1 nhà cung cấp nếu tổng giá trị hóa đơn từ 20.000.000 đồng trở lên).
>>> Đọc thêm: Không đóng bảo hiểm cho nhân viên công ty thì chi phí lương có được trừ hay không
Khoản chi tiền thưởng có được đưa vào chi phí hợp lý không
Tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy định như sau: “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế …
Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: …
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”
>>> Đọc thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024
KẾT LUẬN
Có nghĩa là để được đưa vào chi phí thì khoản chi thưởng này đã phải thực tế chi trả hoặc có chứng từ thanh toán.
Đồng thời phải được quy định cụ thể điều kiện thường và mức được hưởng ở một trong các loại giấy tờ như hợp đồng lao động, Quy chế tài chính, Quy chế thưởng.
>>> Đọc thêm: Công ty trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ được quy định thế nào
Khoản chi tiền thưởng có tính thuế thu nhập cá nhân hay không?
Tại điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau: “Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế …. Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: … 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công …
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị – xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
…”
KẾT LUẬN 1
Chỉ những khoản tiền thưởng được quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC nêu trên thì mới KHÔNG tính thuế thu nhập cá nhân, còn lại khoản tiền thưởng cho người lao động vẫn tính thuế thu nhập cá nhân bình thường.
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công như sau:
– Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
+ Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này.
Thuế suất thuế
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Những khoản chi khác khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp các bạn cần lưu ý
Khoản chi đáp ứng đủ điều kiện
Các khoản chi phí thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định hiện hành và các văn bản pháp lý khác có liên quan.
Thanh toán KHÔNG dùng tiền mặt.
Mua tài sản cố định sử dụng cho doanh nghiệp
Các chi phí này phải có đủ hóa đơn, chứng từ; Có đầy đủ chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Thuê tài sản của cá nhân
Trên thực tế trường hợp này CAF-GLOBAL.COM gặp nhiều vì trên thực tế Doanh nghiệp có nhiều trường hợp mua máy móc thiết bị, thu xe, thuê nhà của cá nhân để làm văn phòng, nhà xưởng …. Để kinh doanh, Vậy trong những trường hợp công ty thuê, mua … tài sản của cá nhân thì những khoản chi phí này cần lưu ý gì khi quyết toán thuế THU NHẬP DOANH NGHIỆP.
Số 1: Thuê tài sản của cá nhân:
Hợp đồng thuê tài sản (người cho thuê doanh thu không quá 100.000.000 đồng/năm);
Chứng từ thanh toán.
Chi phí được trừ là tiền thuê tài sản.
Số 2: Thuê tài sản mà hợp đồng thỏa thuận doanh nghiệp thuế thay:
Hợp đồng thuê tài sản;
Chứng từ trả tiền;
Chứng từ nộp thuế thay.
Chi phí được trừ là tiền thuê tài sản không bao gồm phần nộp thuế thay.
Số 3: Thuê tài sản mà hợp đồng thỏa thuận chưa bao gồm thuế (thuế GTGT và thuế TNDN):
Hợp đồng thuê tài sản;
Chứng từ thanh toán;
Chứng từ nộp thuế thay.
Chi phí được trừ là bao gồm tiền thuê tài sản và phần nộp thuế thay.
Về các khoản chi phí Tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động
Tiền lương, tiền công đã đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, có chứng từ thanh toán đầy đủ.
Các khoản tiền lương, thưởng phải được thể hiện trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính, quy chế thưởng của doanh nghiệp.
Trường hợp ký hợp đồng với lao động nước ngoài:
Ngoài tiền lương thì tiền học của con của người lao động từ mầm non đến trung học phổ thông có đủ chứng từ hợp pháp nên được đưa vào chi phí;
Tiền nhà trả cho lao động nước ngoài, khoản trả này có tính chất tiền lương, tiền công;
Tiền nhà doanh nghiệp trả trực tiếp cho chủ nhà để cho người lao động nước ngoài ở.
Chi trang phục cho công nhân viên công ty các bạn kế toán cần lưu ý những gì
Chi trang phục cho nhân viên bằng hiện vật
Cũng căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 nêu trên, thì doanh nghiệp chi trang phục cho NLĐ bằng hiện vật thì được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN khi có đủ hóa đơn, chứng từ.
Tức là đối với khoản chi trang phục bằng hiện vật, doanh nghiệp sẽ không bị giới hạn về mức chi nhưng phải có hóa đơn, chứng từ rõ ràng.
Hóa đơn, chứng từ ở đây có thể bao gồm Quyết định chi trang phục bằng hiện vật hoặc được quy định trong hợp đồng lao động, danh sách nhân viên được nhận hiện vật có ký nhận của nhân viên, hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) hay hóa đơn bán hàng của bên cung cấp trang phục,…
Chi trang phục cho nhân viên vừa bằng tiền và bằng hiện vật
Có nhiều doanh nghiệp chi trang phục cho nhân viên vừa bằng tiền, vừa bằng hiện vật. Trong trường hợp này, để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
Vì mức chi trang phục cho nhân viên <5 triệu đồng/người và chi bằng hiện vật cũng có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định nên công ty Z được tính toàn bộ chi phí trang phục bằng tiền và hiện vật vào chi phí hợp lý.
Các khoản chi này không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên.
Lưu ý: Ngoài những điều kiện ở trên, để chi trang phục được tính vào chi phí hợp lý, doanh nghiệp phải ghi cụ thể điều kiện được hưởng, mức được hưởng tại một trong các hồ sơ: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Cụ thể, để chi phí trang phục tính vào chi phí hợp lý, thì trước hết trong quy chế, hợp đồng lao động hay nội quy lao động, …doanh nghiệp cần quy định những đối tượng nào bắt buộc phải mặc đồng phục (đối tượng nào không phải mặc, đối tượng nào phải mặc và mặc trang phục như thế nào) và doanh nghiệp hỗ trợ trang phục bằng tiền hay hiện vật, mức hỗ trợ ra sao?…
Căn cứ pháp lý
Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ LẬP HỒ SƠ XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CHUYỂN GIÁ – BÁO CÁO THUẾ
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) – 098 225 4812
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ