Điều kiện để tiến hành họp đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là gì – Điều kiện để tiến hành họp đại hội đồng cổ đông
Theo khoản 1 Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020, đại hội đồng cổ đông là MỘT PHẦN trong CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN, gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Cụ thể về cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
– Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
(Theo khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020)

Điều kiện để tiến hành họp đại hội đồng cổ đông
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG được hiểu là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.
CÁC CỔ ĐÔNG có quyền biểu quyết có thể trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp ÍT NHẤT MỖI NĂM MỘT LẦN theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc theo yêu cầu của Ban kiểm soát trong trường hợp Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người quản lý hoặc trong các trường hợp khác do điều lệ công ty quy định.
Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp hội đồng quản trị không triệu tập thì Ban kiểm soát phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng có quyền thay thế Hội đồng quản trị, ban kiểm soát triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.
>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm toán tại thành phố Cần Thơ
Quy định về kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên – Điều kiện để tiến hành họp đại hội đồng cổ đông
Một trong những cuộc họp quan trọng và bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện đó chính là cuộc họp Đại hội cổ đông thường niên. Việc thực hiện thủ tục tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên phải được tiến hành và tuân thủ các quy định của pháp luật luật doanh nghiệp năm 2020.
Quy định về Thời gian tiến hành cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên
Quy định về thời gian tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên: phải áp dụng theo quy định tại Điều 136 Luật doanh nghiệp năm 2020.
Về mặt THỜI GIAN TỔ CHỨC cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên thì Đại hội đồng cổ đông của công ty bắt buộc phải tiến hành tổ chức thực hiện họp thường niên 04 tháng một lần.
Thời điểm tính thời gian thực hiện cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là từ ngày kết thúc năm tài chính của công ty, doanh nghiệp.
Quy định về thẩm quyền triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông
Căn cứ theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020. thì thẩm quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông sẽ là thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Quy định về nội dung của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông: trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông thì các cổ đông trong công ty sẽ cùng bàn bạc, nêu ý kiến, thông qua các vấn đề liên quan trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp như: Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại ; Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; …..và những nội dung khác được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/cong-ty-dich-vu-kiem-toan-tai-an-giang/
Quy định về điều kiện để tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông bất thường
Quy định cụ thể và chi tiết về điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật này.
Như vậy
Ta có thể thấy để tiến hành được cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thì số cổ đông tham dự họp đại diện ít nhất 50% tổng số phiếu biểu quyết;
Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Trong trường hợp số cổ đông tham dự họp Đại hội đồng cổ đông không đủ hoặc thấp hơn 50% thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông sẽ bị hoãn lại hoặc không được tiến hành.
Sau lần tiến hành họp thứ nhất bị hoãn hoặc không tổ chức được thì hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát sẽ tiến hành thực hiện tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai, thứ ba. Mỗi lần tiến hành họp thì phần trăm số cổ đông tham gia sẽ bị giảm xuống lần lượt còn 33% và không phụ thuộc và số phiếu tham dự của số cổ đông.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/dich-vu-kiem-toan-tai-dong-thap/
Quy định về chương trình và nội dung của đại hội đồng cổ đông bất thường
Căn cứ theo điều 142 Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định về nội dung và chương trình họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
Trường hợp người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông từ chối kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này thì chậm nhất là 02 ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người triệu tập họp Đại hội đọng cổ đông chỉ được từ chối kiến nghị nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Kiến nghị được gửi đến không đúng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Vấn đề kiến nghị không thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải chấp nhận và đưa kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này vào dự kiến chương trình và nội dung cuộc họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này; kiến nghị được chính thức bổ sung vào chương trình và nội dung cuộc họp nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
Việc tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 142 về nội dung và chương trình họp đại hội đồng cổ đông.
Công ty dịch vụ kế toán uy tín
Với hơn 10 NĂM kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp như: dịch vụ kế toán TPHCM, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ làm thẻ tạm trú; dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết … Cho các doanh nghiêp tại Việt Nam và các Doanh Nghiệp đến tại Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh ….
Công ty CAF đã và đang tạo nên sự tin tưởng cho hàng trăm doanh nghiệp tại TPHCM và các tỉnh Long An, Bình Dương, Biên Hoà, Đồng Nai, Bình Thuận, Tỉnh Ninh Thuận, Vũng Tàu … Khi đến với công ty dịch vụ kế toán chúng tối với chi phí chỉ từ 500.000đ/tháng.
Dịch vụ mà CAF cung cấp hiện nay
Dịch vụ thành lập công ty.
Dich vu kiem toan.
Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính.
Dịch vụ lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
Dịch vụ tư vấn chuyển giá.
Dịch vụ tư vấn quản lý.
Dịch vụ hỗ trợ viết quy trình kinh doanh, tổ chức các phòng ban …
Dịch vụ mà CAF cung cấp tại các tỉnh
- Dịch vụ kiểm toán tại Long An.
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Bình Dương.
- Kiểm toán độc lập tạo tỉnh Đồng Nai.
- Dịch vụ kiểm toán tại Ninh Thuận.
- Kiểm toán BCTC tại Bình Thuận.
- Kiểm toán tại tỉnh Vũng Tàu.
CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CAF: 0867 004 821
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ