Kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh lúa gạo

Kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh lúa gạo

Kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh lúa gạo

Cách hạch toán trong công ty kinh doanh nông sản? Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty nông sản? Những vấn đề cần lưu ý khi làm kế toán thuế trong công ty kinh doanh lúa gạo,sắn, café ? ….. Bài viết này caf-global.com sẽ chia sẻ nội dung này đến với các bạn đọc.

Kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh lúa gạo
Kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh lúa gạo

Cơ sở pháp lý

Thông tư 219/2013/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng

Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Luật kế toán việt Nam.

>>> Xem thêm: Mua nông thuỷ hải sản không có hóa đơn xử lý thế nào

Tài khoản sử dụng trong công ty kinh doanh nông sản như: café, lúa gạo, bắp, mì ….. Kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh lúa gạo

Ngoài những tài khoản kế toán cơ bản thì các doanh nghiệp thương mại cũng sử dụng thêm một số tài khoản phản ánh đặc thù ngành nghề:

Tài khoản 156 – Hàng hóa.

Tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường.

Tài khoản 157- Hàng gửi bán.

Tài khoản 5111- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại.

Tài khoản 5212- Giảm giá hàng bán.

Tài khoản 5213 – Hàng bán bị trả lại.

Tài khoản 632 – giá vốn hàng bán.

Tài khoản 421- Lợi nhuận chưa phân phối

Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh

…… Và các tài khoản khác ….

Cách hạch toán các bút toán khi mua nông sản như lúa, gạo, café ….., Các bạn hạch toán như sau:

Cách hạch toán các bút toán khi mua nông sản như lúa, gạo, café
Cách hạch toán các bút toán khi mua nông sản như lúa, gạo, café

Nợ TK 1561, 1562

Nợ TK 1331

Có Tk 111, 112, 331

Mua bao bì đóng gói nông sản, các bạn hạch toán như sau:

Nợ tài khoản 152, 153

Nợ tài khoản 1331

Có TK 111, 112 …..

Mua bao nhãn dán, nhãn …. nông sản, các bạn hạch toán như sau:

Nợ tài khoản 152, 153

Nợ tài khoản 1331

Có TK 111, 112 …..

Chi phí nhân công trực tiếp, hạch toán chi phí trực tiếp như sau:

Nợ TK 622

Có Tài khoản 334

Bút toán thanh toán lương nhân công trực tiếp:

Nợ TK 334

Có TK 111, 112

Chi phí kho chứa nông sản, bao bì, điện nước nhà xưởng nhà kho …. Các bạn phản ánh như sau:

Nợ TK 627

Nợ Tk 1331.

Có TK 111, 112, 331

Cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí như sau:

Nợ TK 154.

Có TK 621, 622, 627

Ghi nhận giá vốn hàng bán hóa nông sản

Nợ TK 632

Có TK 156, 155….

Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 111, 112, 131 – Tổng giá thanh toán

Có TK 5111 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp nhà nước.

Ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có): Nếu doanh nghiệp có các khoản chiết khấu thương mại (xuất hóa đơn riêng cho KH), giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại…

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Nợ 3331 – Giảm thuế GTGT phải nộp

Có 111, 112, 131, 3388 – Tổng trị giá giảm

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty thuỷ sản

Những vấn đề cần lưu ý trong công ty kinh doanh nông sản – Kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh lúa gạo

Mua nông sản của nông dân không có hóa đơn đỏ thì Doanh nghiệp nên chuẩn bị những hồ sơ gì ? Mua nông sản không có hóa đơn có được đưa và chi phí kinh doanh hay không?

Đối với các trường hợp doanh nghiệp bạn mua nguyên vật liệu đầu vào như: gỗ, cá, thịt, gia súc, gia cần, cà phê, hồ tiêu …. Không có hóa đơn thì theo quy định các bạn phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau – Kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh lúa gạo

Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Để doanh nghiệp của bạn có thể kê khai chi phí mua nguyên liệu nông sản tại chợ mà không có hoá đơn, doanh nghiệp cần kê khai theo Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC và phải kèm chứng từ thanh toán cho người bán hàng bao gồm:

– Hợp đồng mua bán hàng hoá

– Chứng từ thanh toán

– Biên bản bàn giao hàng hoá

Thứ nhất, đối với cá nhân mua lẻ – Kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh lúa gạo

Theo thông tin bạn cung cấp thì Công ty bạn áp dụng hình thức thuế khấu trừ, Công ty A có xuất hóa đơn cho công ty bạn với giá là 10.000 đồng/kg, không có thuế suất. Như vậy có thể xác định rõ gạo là sản phẩm không phải chịu thuế GTGT. Đối với khách lẻ khi mua hàng từ 2kg-10kg công ty bạn sẽ thực hiện xuất hóa đơn theo quy định tại đoạn 2 khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

“Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.”

Như vậy, trong trường hợp này công ty bạn phải xuất hóa đơn với thuế suất 5%

Khoản 2.6 phụ lục 4 thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về việc xuất hóa đơn của đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng như sau:

“2.6. Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ xuất điều chuyển hàng hoá cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hoá cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán

Cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hoá đơn, chứng từ như sau – Kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh lúa gạo

a) Sử dụng hoá đơn GTGT để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế GTGT ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau;

b) Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ; Sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hoá xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo Lệnh điều động nội bộ.

Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua, đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hoá gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn GTGT cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.

Trường hợp cơ sở có số lượng và doanh số hàng hoá bán ra lớn, Bảng kê có thể lập cho 05 ngày hay 10 ngày một lần. Trường hợp hàng hoá bán ra có thuế suất thuế GTGT khác nhau phải lập bảng kê riêng cho hàng hoá bán ra theo từng nhóm thuế suất.

Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng thực hiện kê khai nộp thuế GTGT đối với số hàng xuất bán cho người mua và được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn GTGT của cơ sở giao hàng xuất cho.”

Việc khai thuế được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC như sau:

“b) Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng tháng, quý áp dụng phương pháp khấu trừ thuế:

Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này (thay thế cho mẫu Tờ khai thuế giá trị tăng theo mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính).

Thứ hai, Đối với doanh nghiệp – Kinh nghiệm làm kế toán công ty kinh doanh lúa gạo

Theo đoạn 1, khoản 5 Thông tư 219 /2013/TT-BTC thì không tính thuế GTGT và không phải kê khai thuế GTGT. Cụ thể:

” Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.”

Như vậy, trong trường hợp này bạn không phải kê khai, tính nộp thuế đối với doanh thu khi bán gạo cho các doanh nghiệp.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ BÁO CÁO THUẾ – DỊCH VỤ LÀM SỔ SÁCH KẾ TOÁN UY TÍN – TƯ VẤN THUẾ CAF

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Xem thêm: 

Dịch vụ báo cáo thuế tại Thủ Dầu Một Bình Dương

Dịch vụ kế toán tại Thuận An Bình Dương

Dịch vụ kế toán CAF tại Dĩ An Bình Dương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812