Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán
Ngày nay nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ và hội nhập với các nước nên HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU – HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU diễn ra trong các doanh nghiệp khá phổ biến song nếu bạn là kế toán chưa có nhiều kinh nghiệm thì công tác hạch toán kế toán trong các công ty XUẤT NHẬT KHẨU sẽ gặp nhiều thắc mắc cần giải đáp …… Bài viết này caf-global.com sẽ chia sẻ nội dung này chi tiết nhất đến với các bạn.
Xuất khẩu là gì? Nhập khẩu là gì và những vấn đề bạn cần lưu ý
Theo quy định Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau:
Xuất khẩu hàng hóa là: việc hàng hoá được ĐƯA RA KHỎI LÃNH THỔ VIỆT NAM hoặc đưa vào KHU VỰC ĐẶC BIỆT nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Nhập khẩu hàng hóa là: việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra, căn cứ theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017, có nội dung cụ thể như sau:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
+ Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này;
+ Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
+ Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm tra theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này và do cơ quan, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành Danh mục hàng hóa là đối tượng phải kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này.
Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm những hồ sơ nào – Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán
Tờ khai hải quan và các phụ lục.
Hợp đồng ngoại (Contract).
Hoá đơn bên bán (Invoice).
Các giấy tờ khác của lô hàng như: Chứng nhận xuất sứ, tiêu chuẩn chất lượng … Các hoá đơn dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu như: Bảo hiểm, vận tải quốc tế, vận tải nội địa, kiểm hoá, nâng hạ, THC, vệ sinh cont, phí chứng từ, lưu kho, và các khoản phí khác ….
Thông báo nộp thuế
Giấy nộp tiền vào NSNN / ủy nhiệm chi thuế
Lệnh chi / ủy nhiệm chi thanh toán công nợ ngoại tệ ngươi bán.
Bộ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa sẽ gồm những chứng từ nào – Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán
- Tờ khai hải quan.
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice.
- Vận đơn (Bill of Landing).
- Giấy phép nhận khẩu.
- Hợp đồng thương mại – Contract.
- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành.
- Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân.
- Tờ khai trị giá.
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O), CQ
- Hợp đồng uỷ thác …… Và các chứng từ khác nếu có.
Giải thích các thuật ngữ ở trên về XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU để các bạn hiểu rõ hơn – Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán
Tờ khai hải quan là gì? Và những vấn đề liên quan bạn cần nắm khi làm kế toán xuất nhập khẩu
Tờ khai hải quan tên tiếng anh là Customs Declaration là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì khai tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện. Nếu không truyền tờ khai Hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.
Vận đơn là gì? – Bill of Landing ? – ( Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán )
Vận đơn nếu hiểu theo kiểu đơn giản thì nó là đơn vận tải, thông tin vận chuyển chuyến hàng, (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…), là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.
Chứng từ chứng nhận xuất xứ là gì ( hay còn goị là CO ) – ( Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán )
C/O (Certificate of Origin): là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và cả nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn được kí hiệu là C/O tiếng anh là Certificate of Origin đây là một loại giấy tờ, chứng từ rất quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cung cấp cho chúng ta biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, quốc gia nào đó.
Đây là giấy chứng nhận được tiến hành cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải đảm bảo nguyên tắc đó là tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước xuất khẩu hàng hóa đó, ngoài ra cũng phải và tuân thủ đúng và chuẩn theo quy định của nước nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ.
CQ là gì ( Hay còn gọi là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa ) – ( Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán )
Certificate of quality ( Viết tắt là CQ ) là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Mục đích của CQ là chứng minh hàng hóa đạt chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố kèm theo hàng hoá
Các bút toán hạch toán hàng nhập khẩu, và kinh nghiệm khi làm kế toán trong công ty nhập khẩu hàng hóa – Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán
Thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp, Kế toán tiến hành hạch toán như sau:
Ngày thanh toán (Theo tỷ giá ngày hôm đó)
Nợ TK 331: (Số tiền X tỷ giá ngày chuyển tiền)
Có TK 112 …..
Khi hàng về
Nợ TK 156: (Số tiền X tỷ giá ngày thanh toán trước)
Có TK 331 …..
Lô hàng này thanh toán nhiều lần cho nhà cung cấp thì các bạn tiến hành hạch toán kế toán như sau:
Thanh toán trước 1 phần: (Lấy theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịch hôm đó).
Nợ TK 331: Số tiền thanh toán trước X Tỷ giá ngày hôm đó
Có TK 112:
Ngày hàng về đến Cảng (Theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịch hôm đó)
Nợ TK 156: (Số tiền đã thanh toán trước ngày 1) + ( Số tiền còn lại X Tỷ giá ngày hàng về)
Có TK 331:
Khi Thanh toán tiền còn lại cho nhà cung cấp (Theo tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịch hôm đó), Kế toán các bạn tiến hành hạch toán như sau nhé:
Nợ các TK 331: (Số tiền còn lại X Tỷ giá ngày hôm nay)
Nợ TK 635: (Nếu lỗ tỷ giá): Phần tiền lỗ
Có các TK 112:
Có TK 515: (Nếu lãi tỷ giá): Phần tiền lãi
Phát sinh thuế nhập khẩu hàng hóa, Kế toán tiến hành hạch toán thuế NK phải nộp như sau
Nợ TK – 156: Số thuế NK trên tờ khai hải quan
Có TK 3333 – Thuế Nhập khẩu
Nếu phát sinh thuế tiêu thụ đặt biệt kế toán tiến hành hạch toán Thuế TTĐB phải nộp như sau nhé
Nợ TK – 156: Trên tờ khai hải quan.
Có TK – 3332 : Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Hạch toán thuế GTGT hàng NK: (khấu trừ thuế GTGT), kế toán tiến hành hạch toán như sau
Nợ TK – 1331: Số thuế GTGT NK trên tờ khai hải quan
Có TK – 33312 : Thuế GTGT Hàng Nhập khẩu
Khi nộp tiền thuế: Thuế GTGT hàng nhập khẩu, XNK, TTĐB, BVMT…., Các bạn kế toán tiến hành hạch toán như sau
Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 3332: Thuế TTĐB
Nợ TK 3333: Thuế XNK
Nợ TK 333… (Các loại thuế, phí, lệ phí khác nếu có)
Có TK 111, 112
Nếu phát sinh các chí phí khác kế toán tiến hành hạch toán như sau
Nợ TK 156, 152, 153, 211…
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
Các bút toán hạch toán kế toán hàng xuất khẩu – Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán
Cách hạch toán hàng xuất khẩu theo TT200 mới nhất mà công ty CAF sẽ chia sẻ đến các bạn
Khi hạch toán thuế xuất khẩu tại thời điểm giao dịch phát sinh sẽ xảy ra 2 trường hợp, đó là: Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp và Trường hợp không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp. Hạch toán từng trường hợp cụ thể như sau:
TH 1: Tại thời điểm giao dịch phát sinh tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp
Tại thời điểm giao dịch phát sinh tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu.
Nợ các TK 111, 112, 131: Tổng trị giá thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu
Có TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK).
TH2: Tại thời điểm giao dịch phát sinh không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp
Tại thời điểm giao dịch phát sinh không tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu, hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 131: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm thuế xuất khẩu.
Sau đó các bạn phải xác định thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu. Hạch toán:
Nợ TK 511: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK)
Có TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế XK).
Kế toán ghi nhận giá vốn hàng xuất khẩu như sau
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán xuất khẩu
Có TK 155, 156…: Giá vốn hàng bán xuất khẩu.
Doanh nghiệp nộp tiền thuế xuất khẩu vào ngân sách nhà nước thì các bạn tiến hành hạch toán như sau
Khi nộp thuế xuất khẩu vào Ngân sách nhà nước:
Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,…: Tiền thuế xuất khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).
Trường hợp thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm, Các bạn sẽ hạch toán theo hướng dẫn sau
Khi Công ty bạn xuất khẩu hàng hóa thuộc các trường hợp được xét được hoàn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Nợ các TK 111, 112, 3333: Tiền thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm
Có TK 711: Tiền thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm.
Trường hợp khách hàng thanh toán tiền ngay cho Công ty bạn thì các bạn hạch toán như sau
Nợ các TK 111, 112: Thanh toán ngay tiền ngay ( Tỷ giá mua các bạn nhé, tại ngày giao dịch)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng ( TỶ GIÁ MUA tại ngày giao dịch).
Trường hợp Doanh nghiệp xuất hàng trước, khách hàng thanh toán sau Các bạn hạch toán kế toán như sau
Khi Doanh nghiệp đồng ý khách hàng trả chậm, kế toán hạch toán:
Nợ TK 131: Tiền trả chậm (TGM tại ngày giao dịch)
Có TK 511: Tiền trả chậm (TGM tại ngày giao dịch).
Khi DN nhận được tiền khách hàng thanh toán, kế toán hạch toán:
Nợ các TK 111, 112: Trị giá thanh toán (TGM tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635: Nếu chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 131: Tiền hàng (TGGS)
Có TK 515: Nếu chênh lệch lãi tỷ giá.
Trường hợp khách hàng thanh toán trước, DN xuất hàng sau
Khi nhận trước toàn bộ số tiền hàng của khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi DN chỉ định khách hàng thanh toán, hạch toán:
Nợ các TK 1112, 1122: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).
Khi xuất hàng xuất khẩu giao cho khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá tại thời điểm nhận trước, hạch toán:
Nợ TK 131: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 511: Số tiền hàng phải thu (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).
Công ty bạn nhận trước 1 phần số tiền khách hàng
Khi nhận trước 1 phần số tiền hàng ứng trước của khách hàng, kế toán ghi theo tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán, hạch toán:
Nợ các TK 1112, 1122: Tiền hàng ứng trước (TG thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131: Tiền hàng ứng trước (TG thực tế tại thời điểm nhận trước).
Khi hoàn thành thủ tục hải quan, kế toán hạch toán như sau
Kế toán ghi nhận phần doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, hạch toán:
Nợ TK 131: Tiền đã nhận trước của người mua (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Có TK 511: Tiền đã nhận trước của người mua (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước).
Kế toán ghi nhận phần doanh thu chưa thu được tiền theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (TGM của NH tại thời điểm phát sinh), hạch toán ( Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán )
Nợ TK 131: Doanh thu chưa thu được (TGM của NH tại thời điểm phát sinh)
Có TK 511: Doanh thu chưa thu được (TGM của NH tại thời điểm phát sinh).
Khi khách hàng trả nốt số tiền còn lại, hạch toán:
Nợ các TK 1112, 1122: Số tiền còn lại khách hàng phải trả (TGM của NH tại thời điểm phát sinh).
Nợ TK 635: Nếu lỗ tỷ giá hối đoái
Có 131: Số tiền còn lại khách hàng phải trả (TGGS kế toán đích danh từng khách hàng)
Có TK 515: Nếu lãi tỷ giá hối đoái.
Công ty dịch vụ kế toán CAF – Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán
CAF với dỗi ngũ các kế toán viên trên 10 NĂM kinh nghiệm cung cấp dịch vụ, CAF cung cấp dịch vụ với chi phí tốt nhất mang lại sự hiệu quả cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty CAF chúng tôi luôn thực hiện dịch vụ chất lượng – chuyên nghiệp, sẵn sàng ứng biến với tình huống có thể xảy ra, khi cung cấp dịch vụ CAF cam kết hoàn thành theo đúng yêu cầu mà khách hàng mong muốn.
Thế mạnh của CAF – Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán
- Thành lập công ty trọn gói.
- Dịch vụ làm sổ sách kế toán uy tín.
- Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài.
- Dịch vụ làm thẻ tạm trú uy tín.
- Dịch vụ soát xét thông tin báo cáo tài chính doanh nghiệp.
- Dịch vụ kế toán thuế trọn gói cho doanh nghiệp.
- Dịch vụ tư vấn tài chính.
- Dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành.
- Dịch vụ làm lại sổ sách kế toán trọn gói uy tín.
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính.
- Đăng ký chữ ký số, hóa đơn điện tử.
- Dịch vụ kiểm toán quyết toán chi phí xây dựng cơ bản.
- Dịch vụ tư vấn chuyển giá.
Chúc quý doanh nghiệp thành công.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ BÁO CÁO THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN – BÁO CÁO TÀI CHÍNH – TƯ VẤN THUẾ CAF
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Gmail: congtycaf@gmail.com
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ