Lập định mức chi phí máy thi công công ty xây dựng
Kế toán sản xuất thường xuyên phải lập đinh mức chi phí máy thi công, kế toán mới vào nghề sẽ gặp khó khăn khi lập định mức về sản phẩm này, Vậy bạn đang muốn tìm hiểu cách lập định mức chính xác nhất mà theo đúng luật kế toán quy định hiện hành? ….. Bài viết này công ty dịch vụ kế toán kiểm toán độc lập CAF sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc nhá.
Định mức máy thi công là gì? – Lập định mức chi phí máy thi công công ty xây dựng

Định mức là quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy móc thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng nào đó. Định mức tiếng anh là Norm.
Một vài ví dụ cụ thể về định mức – Lập định mức chi phí máy thi công công ty xây dựng
Định mức dự toán xây dựng công trình là định mức kinh tế – kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1 tấn cốt thép,… từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật).
Định mức dự toán công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng.
Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế – thi công – nghiệm thu; mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng (các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến,…).
Định mức dự toán gồm những gì mà bạn cần phải biết
Mức hao phí vật liệu
Là số lượng vật chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng. Mức hao phí vật liệu qui định trong tập định mức này đã bao gồm vật liệu hao hụt trong quá trình thực hiện công việc.
Mức hao phí nhân công
Là số lượng ngày công lao động của công nhân trực tiếp tương ứng với cấp bậc công việc để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng.
Mức hao phí xe máy thi công
Là số lượng ca xe máy trực tiếp sử dụng để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng.
Các yếu tố cấu thành khi lập định mức chi phí máy thi công

Khi tạo định mức chi phí máy thi công kế toán cần lưu ý sẽ gồm 2 yếu tố chính sau:
+ Định mức nhiên liệu chính
+ Định mức hệ số nhiêu liệu phụ
Theo quy định đó thì khi tính Tổng định mức = Nhiên liệu chính x hệ số nhiên liệu phụ.
Trong từng trường hợp khi lên phương án lập định mức chi phí máy thi công các bạn có thể tham khảo thêm tại các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính quy định cụ thể.
Cơ sở pháp lý về lập định mức chi phí máy thi công
TT06/2010/TT-BXD, do Bộ xây dựng ban hành ngày 26/05/2010 quy định và hướng dẫn cách xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
TT01/2015/TT-BXD do Bộ xây dựng ban hành ngày 20/03/2015 về cách xác định và tính đơn giá nhân công khi quản lý chi phí đầu tư xây dựng
TT 06/2005/TT-BXD ban hành ngày 15/04/2005 quy định cụ thể về phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công
QĐ1134/QĐ-BXD của Bộ xây dựng ban hành ngày 08/10/2015 công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng.
Dựa vào định mức và dự toán phần ca máy của những hạng mục để phần bổ chi phí nguyên liệu dầu nhớt, xăng theo định mức ca máy.
Cách hạch toán định mức chi phí máy thi công công ty xây dựng
Để Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200, chúng ta sử dụng tài khoản 623.
Tài khoản 623 – Chi phí sử dụng máy thi công: Là TK dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình.
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo TT 200
Trên thực tế, các doanh nghiệp thường có 2 hình thức sử dụng máy thi công, đó là: Doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng biệt; Doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt. Vậy cách hạch toán mỗi hình thức cụ thể như sau:
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo hình thức DN tổ chức đội máy thi công riêng biệt.
Khi hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo hình thức DN tổ chức đội máy thi công riêng biệt, có 2 trường hợp xảy ra: Trường hợp đội máy thi công không tổ chức bộ máy kế toán riêng; Trường hợp đội máy thi công có tổ chức bộ máy kế toán riêng. Cụ thể:
Trường hợp đội máy thi công không tổ chức bộ máy kế toán riêng
Khi đội máy thi công không tổ chức bộ máy kế toán riêng, thì công việc kế toán được hạch toán như sau:
– Hạch toán các chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động của đội máy thi công:
Nợ các TK 621, 622, 627: Trị giá các khoản chi phí phải trả (chi tiết đội máy thi công)
Có các TK 152, 153, 334, 111, 112, 331, 214…: Trị giá các khoản chi phí phải trả.
– Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí của đội máy thi công vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành ca máy cuối kỳ. Hạch toán:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (chi tiết đội máy thi công)
Có TK 621, 622, 627: Trị giá chi phí sử dụng máy thi công.
– Khi sử dụng phương thức cung cấp dịch vụ máy thi công lẫn nhau giữa các bộ phận. Kế toán ghi nhận chi phí sử dụng máy thi công do đội máy cung cấp cho các đơn vị xây lắp trong doanh nghiệp, hạch toán:
Nợ TK 6238: Chi phí sử dụng máy thi công phục vụ cho các đối tượng
Có TK 154: Chi phí sử dụng máy thi công phục vụ cho các đối tượng
– Khi sử dụng phương thức bán dịch vụ máy thi công lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ. Kế toán tiến hành ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ giá trị lao vụ máy thi công phục vụ nội bộ, hạch toán:
Nợ TK 6238: Chi phí sử dụng máy thi công theo giá trị phục vụ lẫn nhau trong nội bộ
Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 33311: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tính trên giá bán nội bộ về máy thi công bán dịch vụ (nếu có)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cung cấp dịch vụ trong nội bộ).
Kế toán phản ánh giá vốn máy thi công, hạch toán:
Nợ TK 632: Giá thành dịch vụ máy thi công tiêu thụ nội bộ
Có TK 154: Giá thành dịch vụ máy thi công tiêu thụ nội bộ.
Trường hợp đội máy thi công có tổ chức bộ máy kế toán riêng
Kế toán hạch toán tại đội máy thi công và đơn vị xây lắp như sau:
Tại đội máy thi công.
– Kế toán hạch toán các chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động của đội máy thi công:
Nợ các TK 621, 622, 627: Chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công
Có các TK 152, 153, 334, 111, 112, 331, 214…: Chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công.
– Kế toán kết chuyển chi phí của đội máy thi công vào tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành ca máy cuối kỳ, hạch toán:
Nợ TK 154: Chi phí của đội máy thi công
Có các TK 621, 622, 627: Chi phí của đội máy thi công
– Kế toán hạch toán khi đơn vị xây lắp thanh toán số ca máy (giờ máy) hay khối lượng công việc máy thi công đã hoàn thành:
Nợ TK 1368: Trị giá khoản phải thu của đơn vị xây lắp (trường hợp chưa thu)
Nợ các TK 111, 112: Trị giá khoản phải thu của đơn vị xây lắp (trường hợp đã thu)
Có TK 33311: Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tính trên giá bán nội bộ về ca xe, máy bán dịch vụ (nếu có)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết cung cấp dịch vụ trong nội bộ).
– Kế toán kết chuyển tổng giá thành thực tế của số ca máy (giờ máy) hay khối lượng máy đã cung cấp, hạch toán:
Nợ TK 632: Giá thành dịch vụ máy thi công tiêu thụ nội bộ
Có TK 154: Giá thành dịch vụ máy thi công tiêu thụ nội bộ.
Tại đơn vị xây lắp

– Kế toán hạch toán khi nhận số ca máy (giờ máy) hay khối lượng máy thi công đã hoàn thành do đội máy thi công bàn giao:
Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 3368: Trị giá khoản phải trả nội bộ (trường hợp chưa trả tiền)
Có các TK 111, 112: Trị giá khoản phải trả (trường hợp đã trả tiền).
– Kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp cuối kỳ, hạch toán:
Nợ TK 154: Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 632: Giá vốn chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường
Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công.
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công theo hình thức DN không tổ chức đội máy thi công riêng biệt
Kế toán tiến hành hạch toán vào thời điểm trong và cuối kỳ kế toán như sau:
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ.
Kế toán hạch toán khi tiến hành tập hợp chi phí thường xuyên và tạm thời cụ thể như sau:
Hạch toán chi phí thường xuyên.
– Kế toán hạch toán tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công:
Nợ TK 6231: Chi phí nhân công điều khiển, phục vụ máy thi công
Có TK 334: Chi phí nhân công điều khiển, phục vụ máy thi công.
– Kế toán hạch toán xuất kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của máy thi công trong kỳ:
Nợ TK 6232: Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của máy thi công
Có các TK 152, 153: Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của máy thi công.
– Kế toán hạch toán trường hợp mua nguyên vật liệu, công cụ sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động của máy thi công trong kỳ:
Nợ TK 6232: Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng cho hoạt động của máy thi công
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 331, 111, 112,…: Tổng trị giá khoản phải trả cho người bán.
– Kế toán tiến hành trích khấu hao máy thi công sử dụng ở Đội xe, máy thi công, hạch toán:
Nợ TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công
Có TK 214: Chi phí khấu hao máy thi công.
– Kế toán hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa máy thi công, tiền điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ, …):
Nợ TK 6237: Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,…: Trị giá khoản phải trả.
– Kế toán hạch toán chi phí bằng tiền khác phát sinh:
Nợ TK 6238: Chi phí bằng tiền khác
Nợ TK 133: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112,…: Trị giá khoản phải trả.
Hạch toán chi phí tạm thời
Đối với chi phí tạm thời, kế toán hạch toán 2 trường hợp: Trường hợp trích trước chi phí; Trường hợp không trích trước chi phí. Cụ thể:
Trường hợp trích trước chi phí.
– Kế toán hạch toán khi trích trước chi phí.
Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết liên quan)
Có TK 335: Chi phí phải trả.
– Chi phí thực tế phát sinh, hạch toán:
Nợ TK 335: Chi phí phải trả
Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, …: Trị giá các khoản phải trả.
Trường hợp không trích trước chi phí.
– Kế toán hạch toán khi phát sinh chi phí:
Nợ TK 242: Chi phí trả trước
Nợ TK 1331: Tiền thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331, …: Trị giá các khoản phải trả.
– Định kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí, hạch toán:
Nợ TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết liên quan)
Có TK 242: Chi phí trả trước phân bổ trong kỳ.
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công cuối kỳ
Kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công tính cho từng công trình, hạng mục công trình, hạch toán:
Nợ TK 154: Chi phí sử dụng máy thi công tính vào giá thành
Nợ TK 632:Trị giá phần chi phí vượt trên mức bình thường
Có TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công.
Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ
Xem thêm:
Cách tính định mức nhiên liệu trong doanh nghiệp vận tải
Kế toán tổng hợp trong công ty xây dựng
Cách hạch toán doanh thu môi giới
Công ty kiểm toán uy tín tại Quảng Ngãi