Mức xử phạt chuyển giá trong giao dịch liên kết
Cơ sở pháp lý, Mức xử phạt chuyển giá trong giao dịch liên kết
- Nghị định 20/2017.
Cơ quan thuế có quyền ấn định tuyệt đối trong một số trường hợp cụ thể. Nhằm mục đích tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, các quy định được đưa ra chặt chẽ hơn. Doanh nghiệp buộc phải tuân thủ việc kê khai và lập báo cáo chuyển giá trong giao dịch liên kết. Hoặc là sẽ chịu mức xử phạt chuyển giá trong giao dịch liên kết.
Chuyển giá là gì
Chuyển giá được hiểu là một bộ phận các công ty có mối quan hệ liên kết với nhau giao dịch, thực hiện chính sách đối với hàng hóa, dịch vụ, vay, đi vay …..được chuyển dịch các các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp.
Giá chuyển nhượng là gì
- Giá chuyển nhượng là giá nội bộ được dùng để trao đổi đầu vào nhân tố và sản phẩm giữa các chi nhánh hoặc bộ phận của một doanh nghiệp lớn. Nói một cách dễ hiểu là giá chuyển nhượng này chỉ dùng để mua bán, trao đổi, vay mượn giữa các công ty, doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết.

- Giá chuyển nhượng phát sinh cho mục đích chuyển giá khi các bộ phận khác nhau của một hệ thống các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về lợi nhuận của chính họ. Khi các doanh nghiệp được yêu cầu giao dịch với nhau, giá chuyển nhượng được sử dụng để xác định chi phí. Giá chuyển nhượng thường không khác nhiều so với giá thị trường. Nếu giá cả khác nhau, thì một trong những thực thể gặp bất lợi và cuối cùng sẽ bắt đầu mua từ thị trường để có được mức giá tốt hơn.
- Giá chuyển nhượng nội bộ cho phép DN có thêm quyền tùy nghi trong việc xác định giá sản phẩm, dịch vụ và có nguy cơ bị lợi dụng để thay đổi giá chuyển nhượng nhằm làm hại đối thủ cạnh tranh, ví dụ xác định giá để gây sức ép đối với doanh nghiệp là đối thủ không hợp tác. Các công ty đa quốc gia muốn tăng lợi nhuận của mình thường sử dụng giá chuyển nhượng nội bộ giữa các chi nhánh ở các nước khác nhau để chuyển phần lớn lợi nhuận sang các nước có mức thuế thấp.
Từ đó, phát sinh các quy định về giá chuyển nhượng đảm bảo sự công bằng và chính xác của giá chuyển nhượng giữa các thực thể liên quan hay các bên có quan hệ liên kết.
Mục tiêu chuyển giá
Để hiểu rõ mục tiêu chuyển giá là gì? Chuyển giá có mục tiêu gì? Cơ bản khái niệm chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Những hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả. Tại sao lại có những hành vi đó, giá tại sao có thể xác định lại trong những giao dịch với các bên liên kết:
- Lợi nhuận;
- Thuế;
- Mục tiêu của từng doanh nghiệp;
- Đánh giá hiệu suất của từng DN trong hệ thống;
- Nhìn kỹ về thương mại quốc tế;
- Chuyển lợi nhuận.
Có rất nhiều nguyên nhân để xác định giá, động cơ thay đổi giá, áp dụng chính sách giá không phù hợp với quy tắc về giá. Trong khuôn khô bài viết này Dịch vụ kiểm toán CAF chỉ gửi tới các bạn 03 (ba) nguyên nhân chính:
- Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các doanh nghiệp, cá nhân hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Từ đó họ hoàn toàn có bán hay mua bán hàng hóa, dịch vụ với giá mong muốn;
- Xuất phát từ mối quan hệ liên kết gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục;
- Việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc xác định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại.
Từ các mục tiêu chuyển giá trên, dẫn đến việc chuyển giá có một ý nghĩa đối với các giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết
Trường hợp cơ quan thuế có quyền ấn định, Mức xử phạt chuyển giá trong giao dịch liên kết
Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ phân bổ lợi nhuận khi:
- Doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ.
- Người nộp thuế không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Mẫu số 01 .
- Người nộp thuế cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Mẫu số 02, Mẫu số 03.
- Không có Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong vòng 15 ngày quyết định thanh tra.
- Người nộp thuế sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực. Hoặc dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ. Hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận áp dụng.
Mức xử phạt chuyển giá trong giao dịch liên kết
Khoản phạt về chuyển giá gồm có phạt từ 10% – 20% đối với số tiền thuế bị truy thu.
Phạt tiền lãi chậm nộp 0,03%/ngày đối với số tiền thuế bị truy thu. Hoặc phạt trốn thuế từ một đến ba lần số thuế bị truy thu, tùy thuộc vào bản chất.
Theo kinh nghiệm CAF, doanh nghiệp nên thực hiện kê khai đầy đủ phụ lục. Và lập đầy đủ bộ Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Khi đó, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập. Một khi doanh nghiệp không tuân thủ, cơ quan thuế có quyền ấn định trực tiếp. Lúc đó thì tỷ lệ lợi nhuận ấn định sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan thuế. Thường đối tượng được lựa chọn để so sánh sẽ là những doanh nghiệp có lãi cao. Hoàn toàn bất lợi cho doanh nghiệp.
Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) – 0971 373 146
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ
Mức xử phạt chuyển giá trong giao dịch liên kết
Phí dịch vụ làm báo cáo chuyển giá