Phương thức thanh toán nhờ thu collection

Phương thức thanh toán nhờ thu collection

Phương thức thanh toán nhờ thu collection

Nhờ thu là phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người nhập khẩu thì lập chỉ thị nhờ thu, nhờ ngân hàng thu hộ tiền ở nhà nhập khẩu trên cơ sở chứng từ (chứng từ tài chính hoặc chứng từ thương mại) do nhà xuất khẩu ký phát.

Khác với phương thức thanh toán L/C, các ngân hàng tham gia vào phương thức thanh toán nhờ thu đều hành động với tư cách đại diện ủy quyền của nhà xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người này. Do vậy, ngân hàng chỉ thực thi trách nhiệm theo đúng chỉ thị nhờ thu mà không có bất cứ một cam kết tài chính nào đối với các bên liên quan trong giao dịch nhờ thu.

Khi tham gia thanh toán nhờ thu, các ngân hàng thường tính và thu phí xử lý chứng từ (còn gọi là hoa hồng). Ngoài ra, ngân hàng còn có thể tính và thu các loại phí bổ sung khác như: phí thông báo nhờ thu, điện phí, bưu điện phí, phí lưu giữ hối phiếu đã chấp nhận và chờ bên mua thanh toán, phí trả lại bộ chứng từ không được thanh toán, phí kháng nghị hối phiếu theo yêu cầu của nhà xuất khẩu…

Về nguyên tắc, các chi phí phát sinh và chi phí nhờ thu tính cho người ủy nhiệm. Các ngân hàng thu hộ có quyền thu lại ngay mọi khoản phí từ người ủy nhiệm hoặc người gửi nhờ thu bất kể thực trạng nhờ thu như thế nào. Trong thực tế, khi yêu cầu ngân hàng thực hiện nhờ thu, nhà xuất khẩu thường phải quy định rõ trong chỉ thị nhờ thu về việc thanh toán phí. Thông thường, nhà xuất khẩu chịu chi phí của ngân hàng chuyển nhờ thu, còn nhà nhập khẩu chịu chi phí của ngân hàng xuất trình. Tuy vậy, các ngân hàng liên quan vẫn được quyền đòi phí của họ và các chi phí phát sinh từ người ủy nhiệm trong bất cứ trường hợp nào.

Phương thức thanh toán nhờ thu collection
Phương thức thanh toán nhờ thu collection

Khi thực hiện thanh toán nhờ thu, các bên tham gia thanh toán nhờ thu thường dẫn chiếu và vận dụng bản ‘quy tắc thống nhất về nhờ thu’ – Uniform Rules for Collection – URC, do phòng thương mại quốc tế ICC soạn thảo và phát hành. Bản URC đầu tiên ra đời và có hiệu lực từ 01/01/1979 với tên gọi URC 322. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế, nội dung của URC 322 đã được nghiên cứu và sửa đổi cho phù hợp với thực tế. Ấn phẩm hiện đang có hiệu lực thay thế cho URC 322 là URC 522.

URC 522 được ban hành năm 1995 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/1996. URC 522 được áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ nhờ thu khi nó được dẫn chiếu vào chỉ thị nhờ thu và ràng buộc tất cả các bên liên quan, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc trái với luật pháp quốc gia.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết nội dung Incoterms 2020

Các chủ thể tham gia thanh toán nhờ thu – Phương thức thanh toán nhờ thu collection

  1. Người ủy nhiệm (Principal): là người ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng, thường đồng nhất với người xuất khẩu hay người hưởng lợi.
  2. Ngân hàng chuyển chứng từ (Remiting bank): là ngân hàng được người ủy nhiệm ủy quyền xử lý nhờ thu, thường đồng nhất với ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
  3. Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là ngân hàng ở nước người nhập khẩu, thực hiện chuyển giao chứng từ nhờ thu cho người nhập khẩu theo đúng chỉ thị nhờ thu
  4. Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): là bất kỳ ngân hàng nào có liên quan đến nghiệp vụ nhờ thu nhưng không phải là ngân hàng chuyển chứng từ, thường được hiểu chung nghĩa với ngân hàng xuất trình.
  5. Người trả tiền (Drawee): là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu, thường đồng nhất với nhà nhập khẩu.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/lich-su-hinh-thanh-phat-trien-cua-incoterms/

Thanh toán nhờ thu có những phương pháp nào – Phương thức thanh toán nhờ thu collection

Trong thanh toán quốc tế nhờ thu được phân làm 3 loại:

Nhờ thu trơn (Clean collection) – Phương thức thanh toán nhờ thu collection

Nhờ thu trơn (ủy thác thu không kèm chứng từ) là việc thực hiện nhờ thu cho các chứng từ tài chính như: hối phiếu, séc hoặc các công cụ nợ khác mà không có các chứng từ thương mại đi kèm.

Quy trình thanh toán nhờ thu trơn Clean Collection – Phương thức thanh toán nhờ thu collection

  1. Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng và chuyển thẳng bộ chứng từ thương mại cho người nhập khẩu để nhận hàng.
  2. Người xuất khẩu lập hối phiếu và chỉ thị nhờ thu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu
  3. Căn cứ vào yêu cầu của người ủy nhiệm, ngân hàng nhận ủy thác chuyển hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người nhập khẩu để nhờ thu tiền hộ.
  4. Ngân hàng xuất trình thông báo cho người nhập khẩu để yêu cầu người nhập khẩu trả tiền.
  5. Nếu đồng ý thì người nhập khẩu trả tiền (nếu trả tiền ngay), hoặc chấp nhận trả tiền (nếu trả chậm)
  6. Ngân hàng xuất trình chuyển tiền thu được cho ngân hàng chuyển chứng từ.
  7. Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán kết quả nhờ thu cho người xuất khẩu.
  8. Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán chứa đựng nhiều rủi ro đối với người ủy thác, không đảm bảo quyền lợi của bên bán, do việc nhận hàng và thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chịu trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán. Do đó, nhờ thu trơn là phương thức thanh toán không được áp dụng nhiều trong thanh toán thương mại quốc tế. Phương thức thanh toán nhờ thu trơn thường chỉ được áp dụng trong các trường hợp người bán và người mua tin cậy lẫn nhau, hoặc có quan hệ ràng buộc với nhau (công ty mẹ, công ty con, công ty liên doanh…), hoặc thanh toán các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như cước phí vận tải, bảo hiểm. 

>>> Xem thêm: Phương thức giao chứng từ trả tiền trong thanh toán quốc tế

Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)

Nhờ thu kèm chứng từ là việc thực hiện nhờ thu các chứng từ thương mại có hoặc không kèm theo các chứng từ tài chính.

Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ, tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở bộ chứng từ hàng hóa. Nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hóa. Theo phương thức này, ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn.

Nhờ thu kèm chứng từ chiếm phần lớn trong các giao dịch nhờ thu và được chia thành hai loại: nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) và Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P)

Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A)

Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) là phương thức nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người trả tiền (người nhập khẩu) chỉ cần chấp nhận trả tiền hối phiếu sẽ được ngân hàng trao cho bộ chứng từ nhận hàng. Khi đến hạn thanh toán, người nhập khẩu có trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu. Đây chính là hình thức thanh toán trả chậm, trong đó người nhập khẩu được người xuất khẩu cấp tín dụng.

Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa.

Người xuất khẩu ký phát và gửi hối phiếu có kỳ hạn, kèm theo chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ hàng hóa đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu

Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại ký để thông báo cho người nhập khẩu

Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà nhập khẩu

Nếu người nhập khẩu chấp nhận trả tiền bằng cách ký chấp nhận trực tiếp vào hối phiếu hoặc chấp nhận bằng văn bản, thì ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu.

Ngân hàng xuất trình thông báo nội dung chấp nhận thanh toán của nhà nhập khẩu cho ngân hàng chuyển chứng từ.

Ngân hàng chuyển chứng từ thông báo kết quả gửi chứng từ nhờ thu theo điều kiện D/A cho người xuất khẩu.

Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (D/P)

Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P) là hình thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người nhập khẩu chỉ lấy được bộ chứng từ khi đã chuyển vào ngân hàng đủ số tiền thanh toán. Hình thức nhờ thu này được áp dụng trong trường hợp thanh toán trả ngay.

Căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu

Người xuất khẩu ký phát và gửi chỉ thị nhờ thu kèm bộ chứng từ hàng hóa (kèm hoặc không kèm hối phiếu) đến ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu

Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu

Căn cứ vào chỉ thị nhờ thu đã nhận được, ngân hàng xuất trình lập thông báo gửi nhà nhập khẩu.

Ngân hàng xuất trình giao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu sau khi nhà nhập khẩu đã chuyển đủ tiền để thanh toán nhờ thu.

Ngân hàng xuất trình thanh toán trị giá nhờ thu cho ngân hàng chuyển chứng từ

Ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán cho nhà xuất khẩu kết quả nhờ thu sau khi đã trừ phí dịch vụ và các chi phí liên quan.

Ngoài hai hình thức nhờ thu kèm chứng từ theo các điều kiện D/A, D/P, trong thực tế còn có một số điều kiện thanh toán nhờ thu kèm chứng từ khác:

Thanh toán từng phần: Một phần theo giá trị nhờ thu D/P at sight, một phần theo giá trị nhờ thu D/A.

Giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền, có thư cam kết trả tiền, hoặc có biên lai tín thác. Các trường hợp này quy trình thanh toán áp dụng cũng giống như hình thức D/A nhưng ngân hàng chỉ giao chứng từ khi khách hàng xuất trình giấy hứa trả tiền, thư cam kết trả tiền hoặc biên lai tín thác do chính khách hàng lập ra.

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Hotline: 098 225 4812

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

XEM THÊM: 

Công ty dịch vụ kế toán tại Bình Dương

Bảng giá kế toán dịch vụ tại Thủ Dầu Một Bình Dương

Dịch vụ báo cáo thuế Uy tín ở Bình Dương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812