Vận đơn là gì

Vận đơn là gì 

Vận đơn là gì 

Vận đơnBill of Landing là gì?

Có mấy loại vận đơn hiện nay và đặc điểm của từng loại vận đơn như thế nào?

Những nội dung trên vận đơn – Bill of Lannding gồm những thông tin gì ?

Vận đơn nếu hiểu theo kiểu đơn giản thì nó là đơn vận tải, thông tin vận chuyển chuyến hàng, (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi hàng đường sắt,…) ….

Vận đơn là gì 
Vận đơn là gì

Vận đơn còn là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

Chức năng của vận đơn là gì và những vấn đề cần lưu ý

Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng. Vận đơn còn là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.

Vận đơn còn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán nhập khẩu xuất khẩu và cách hạch toán

Vận đơn dùng để làm gì

Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.

Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.

Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa.

Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

>>> Xem thêm: Hóa đơn thương mại commercial invoice là gì

Nội dung của vận đơn chứa những thông tin gì mà bạn cần hiểu và nắm được

Chúng ta nên chú ý đến những điểm dưới đây, đó là những nội dung không thể thiếu khi viết vận đơn:

Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu,

Cảng xếp hàng (POL)

Cảng dỡ hàng (POD)

Tên và địa chỉ người gửi hàng,

Tên và địa chỉ người nhận hàng, (rất quan trọng). 

Nội dung của vận đơn
Nội dung của vận đơn

Đại lý, bên thông báo chỉ định,

Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích,

Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán,

Thời gian và địa điểm cấp vận đơn,

Số bản gốc vận đơn,

Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng, hoặc đại lý).

>>> Xem thêm: Hóa đơn thương mại và hóa đơn giá trị gia tăng giống hay khác nhau

Có mấy loại vận đơn hiện nay

Trong vận tải quốc tế, căn cứ vào nhiều yếu tố, người ta chia làm nhiều loại vận đơn khác nhau. Vì vậy, có rất nhiều loại vận đơn với các tên gọi khác nhau.

Căn cứ vào quan hệ trong việc trả hàng của vận đơn

Vận đơn chủ ( hay còn gọi là Master Bill of lading)

Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa các đại lý vận tải, được phát hành bởi hãng vận chuyển có phương tiện như hãng hàng không, hãng tàu.

Thông tin trên Master Bill of lading gồm:

Người gửi hàng/người nhận hàng: công ty vận chuyển (FWD)

Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..

Vận đơn thứ (House Bill of lading)

Là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, được phát hành bởi công ty vận chuyển không có phương tiện, thường là công ty Forwarder phát hành.

Thông tin trên HBL gồm:

Người gửi hàng/người nhận hàng: người XK và NK

Tên phương tiện vận chuyển, cảng đi/đến, số bill, tên hàng, số kiện, trọng lượng và khối lượng, ngày hàng lên phương tiện vận chuyển…..

Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng (hay còn gọi là khả năng lưu thông) của vận đơn, có ba loại:

Vận đơn theo lệnh (To Order B/L)

là vận đơn mà tại ô “Người nhận hàng” (Consignee) không ghi tên người nhận hàng, mà ghi hai từ “Theo lệnh” (To order) hoặc theo lệnh của một người nào đó được người giao hàng (Shipper) chỉ định phát lệnh trả hàng, ví dụ: “Theo lệnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” (To order of the Bank for Foreign Trade of Vietnam). Trường hợp trên vận đơn chỉ ghi hai từ: “Theo lệnh” (To order), mà không ghi rõ theo lệnh của ai thì người giao hàng mặc nhiên là người có quyền phát lệnh trả hàng.

Vận đơn theo lệnh có thể chuyển nhượng được bằng cách người có quyền phát lệnh trả hàng ký hậu (ký ở mặt sau vận đơn). Nếu vận đơn không được ký hậu thì chỉ có người có quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận được hàng từ người vận chuyển. Vận đơn theo lệnh thường áp dụng cho phương thức thanh toán LC.

Vận đơn đích danh (Straight B/L)

Thể hiện thông tin người gửi hàng và người nhận hàng thực tế. Là vận đơn mà trên đó ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận hàng. Chỉ có người nhận hàng có tên ghi trên vận đơn mới được nhận hàng. Vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu.

Vận đơn vô danh (Bearer B/L):

Là vận đơn trên đó ô “Người nhận hàng” bỏ trống, không ghi gì. Người vận chuyển giao hàng cho bất kỳ người nào xuất trình vận đơn cho họ. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách trao tay.

Switch bill of lading – 1 loại vận đơn đặc biệt

Switch bill of lading là một dạng vận đơn mà nó được chuyển đổi từ bộ vận đơn thực tế thành bộ vận đơn khác theo yêu cầu của người gửi hàng.

Việc switch B/L này thường được sử dụng trong các trường hợp mua bán ba bên “Cross trade” hay còn gọi là “Triangle” nhằm mục đích thuận lợi cho việc thanh toán tiền hàng, che giấu xuất xứ hàng hoá, che giấu người bán hàng (thường là nhà sản xuất), đôi khi nó còn được dùng vào việc tránh thuế, hoặc tìm cách giảm thuế với hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu cũng như các qui định khác của các quốc gia mà hàng được luân chuyển.

Switch bill of lading thường sử dụng trong vận chuyển đường biển và không phải doanh nghiệp nào có dịch vụ xuất Switch bill of lading. Vì vậy, khi sử dụng loại vận đơn này, cần thỏa thuận rõ với đơn vị sản xuất thực tế.

Vận đơn là chứng từ không thể thiếu trong hành trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, do vậy, thông quan bài viết này, Xuất nhập khẩu Lê Ánh hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nắm chắc các kiến thức và vận dụng vào công tác nghiệp vụ của mình.

Công ty dịch vụ kế toán báo cáo thuế uy tín

Công ty CAF hiện đang là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán uy tín; dịch vụ kiểm toán; dịch vụ làm giấy phép lao động; dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài; dịch vụ làm sổ sách kế toán; dịch vụ hoàn thuế; dịch vụ thành lập công ty tại Long An ……

CAF hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực kế toán, thuế, quyết toán thuế với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính trên 10 năm kinh nghiệm, CAF đã cung cấp dịch vụ cho nhiều công ty thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như: Thương Mại; Dịch vụ; Sản Xuất; Gia công; Xây dựng ……

Dịch vụ của CAF hiện nay

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ BÁO CÁO THUẾ – DỊCH VỤ LÀM SỔ SÁCH KẾ TOÁN UY TÍN – TƯ VẤN THUẾ CAF

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812