Công ty nhận ủy thác có xuất hóa đơn với hàng hóa xuất khẩu hay không
Công ty bạn có thuê một công ty nhận uyt thác để xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, bạn không biết công ty bạn có phải xuất hóa đơn hàng hóa xuất khẩu cho bên nhận ủy thác xuất khẩu hay không? Công ty nhận uyt thác có phải xuất hóa đơn đầu ra hay không? …. Hãy cùng Caf-global.com tìm hiểu chi tiết nội dung này các bạn nhé.
Những vấn đề cần lưu ý về xuất hóa đơn trong trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trong trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa, các bên tiến hành xuất hóa đơn như sau:
Khi xuất hàng giao cho công ty nhận ủy thác
Cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu (bên ủy thác) sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (tức là lúc này, bên ủy thác chưa xuất hóa đơn).
>>> Xem thêm: Khi xuất khẩu hàng hóa có phải xuất hóa đơn không.
Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan
Căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hóa thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu (bên ủy thác) lập hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để kê khai nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng; Cơ sở nhận ủy thác xuất khẩu sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng hoặc hóa đơn điện tử bán hàng này để xuất cho khách hàng nước ngoài.
>>> Xem thêm: Incoterms 2020 chi tiết nhất.
Tóm lại
Trong trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thì bên nhận ủy thác sẽ KHÔNG phải xuất hóa đơn cho hàng hóa xuất khẩu mà thay vào đó là sử dụng hóa đơn do bên có hàng hóa ủy thác xuất khẩu (bên ủy thác) lập để giao cho khách hàng nước ngoài.
>>> Xem thêm: Incoterm 2010.
Xuất hóa đơn trong trường hợp nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa được tiến hành như thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, việc xuất hóa đơn trong trường hợp nhận nhập khẩu hàng hóa ủy thác được thực hiện như sau: Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác đã nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì sử dụng hóa đơn điện tử khi trả hàng cho cơ sở kinh doanh ủy thác nhập khẩu; Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận nhập khẩu ủy thác chưa nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu thì khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở nhận ủy thác lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.
>>> Xem thêm: Cách hạch toán kế toán trong công ty chăn nuôi.
Xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được tiến hành như thế nào
Tại điểm c, d, đ, e, g và h khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (không thông qua ủy thác xuất khẩu hàng hóa) như sau:
Trường hợp 1: Xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ
Cơ sở kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (kể cả cơ sở gia công hàng hóa xuất khẩu) khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng điện tử, cụ thể như sau:
– Khi xuất hàng hóa để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu: Cơ sở sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường.
– Sau khi làm xong thủ tục cho hàng hóa xuất khẩu: Cơ sở lập hóa đơn giá trị gia tăng điện tử cho hàng hóa xuất khẩu.
>>> Xem thêm: Cách hạch toán chia lợi nhuận sau thuế cho các thành viên trong công ty mới nhất.
Trường hợp 2: Xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc ở khác tỉnh, xuất hàng hóa cho bên đại lý
Tổ chức kinh doanh kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì khi xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc (như chi nhánh, cửa hàng,v.v.) ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau; xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng, căn cứ vào phương thức tổ chức kinh doanh và hạch toán kế toán, cơ sở có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
– Sử dụng hóa đơn điện tử giá trị gia tăng để làm căn cứ thanh toán và kê khai nộp thuế giá trị gia tăng ở từng đơn vị và từng khâu độc lập với nhau.
– Sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; sử dụng Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý.
Cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng khi bán hàng phải:
– Lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua.
– Đồng thời, lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cơ sở có hàng hóa điều chuyển hoặc cơ sở có hàng hóa gửi bán (gọi chung là cơ sở giao hàng) để cơ sở giao hàng lập hóa đơn giá trị gia tăng cho hàng hóa thực tế tiêu thụ giao cho cơ sở hạch toán phụ thuộc, chi nhánh, cửa hàng, cơ sở nhận làm đại lý bán hàng.
Trường hợp 3: Xuất hàng hóa bán lưu động
Tổ chức, cá nhân xuất hàng hóa bán lưu động sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ theo quy định, khi bán hàng lập hóa đơn điện tử theo quy định.
Trường hợp 4: Góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng tài sản
Trường hợp góp vốn bằng tài sản của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp thì không phải lập hóa đơn mà sử dụng các chứng từ: biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản, biên bản định giá tài sản kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.
Trường hợp 5: Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Trong trường hợp này, tổ chức có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải lập hóa đơn.
Trường hợp 6: Điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức
Trường hợp này, tổ chức có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn điện tử như bán hàng hóa.
Gmail: congtycaf@gmail.com
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ