Cách hạch toán giảm tài sản cố định
Sau một thời gian sử dụng TÀI SẢN CỐ ĐỊNH công ty bạn muốn thanh lý để mua tài sản cố định để phục vụ công tác sản xuất kinh doanh tốt hơn, nếu thanh lý tài sản cố định các bạn kế toán tiến hành các thủ tục thanh lý tài sản cố định như thế nào? Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định mới nhất hiện nay? Cách ghi nhận doanh thu khi thanh lý tài sản cố định như thế nào? … Hãy cùng caf-global.com tìm hiểu chi tiết nhất về nội dung này nhé.

Cơ sở pháp lý hiện hành
- Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Thông tư 133/2016/TT-BTC.
- Thông tư 45/2013/TT-BTC.
- Luật kế toán Việt Nam.
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Quy định về thanh lý tài sản cố định trong công ty
Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định: TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh ….
Các trường hợp cần thanh lý tài sản cố định
Các trường hợp doanh nghiệp phát sinh nhu cầu thanh lý tài sản cố định như sau:
- Tài sản đã hư hỏng và không thể sử dụng được nữa.
- Tài sản lạc hậu và không còn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
- Sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể doanh nghiệp.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 38 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 32 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định: Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao.
Các TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý, thì phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường và phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, không được bồi thường phải được bù đắp bằng số thu do thanh lý của chính TSCĐ đó, số tiền bồi thường do lãnh đạo doanh nghiệp quyết định.
Nếu số thu thanh lý và số thu bồi thường không đủ bù đắp phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi, hoặc giá trị TSCĐ bị mất thì chênh lệch còn lại được coi là lỗ về thanh lý TSCĐ và kế toán vào chi phí khác.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/khung-trich-khau-hao-tai-san-co-dinh-cap-nhat-den-nam-2023/
Thủ tục thanh lý tài sản cố định mới nhất cập nhật
Khi có quyết định thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp cần lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định.
Hội đồng có trách nhiệm đảm bảo việc thanh lý tài sản cố định theo đúng quy trình và lập “Biên bản thanh lý tài sản cố định” theo đúng mẫu quy định. Biên bản này được lập thành 2 bản và giao cho:
- Phòng Kế toán để ghi sổ và lưu hồ sơ.
- Đơn vị sử dụng, quản lý tài sản cố định.
>>> Xem thêm: Bảng giá dịch vụ kiểmtoán
Cách hạch toán thanh lý, nhượng bán tài sản cố định theo từng trường hợp
Trường hợp 1: Thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
Ghi nhận doanh thu việc thanh lý, bán tài sản cố định cũ
Nợ TK 111, 112, 131 …
Có TK 711 thu nhập khác.
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra
Ghi nhận giảm TSCĐ do thanh lý tài sản cố định
Nợ TK 214 (giá trị đã hao mòn từ đầu kỳ khấu hao TSCĐ)
Nợ TK 811 (giá trị còn lại chưa khấu hao hết – nếu có)
Có TK 211 (nguyên giá TSCĐ)
Chi phí khác liên quan đến việc thanh lý, bán tài sản cố định
Các chi phí khác liên quan đến việc thanh lý TSCĐ ( chi phí bốc xếp; chi phí vân chuyển; chi phí kiểm tra máy …..) được phản ánh vào Nợ TK 811: Chi phí khác.
Trường hợp 2: Thanh lý TSCĐ dùng cho nội bộ, dự án
Ghi nhận giảm TSCĐ
Nợ TK 214 (giá trị đã hao mòn từ đầu kỳ khấu hao TSCĐ).
Nợ TK 466 (Giá trị còn lại chưa khấu hao hết – nếu có).
Có TK 211 (Nguyên giá).
Chi phí khác
Các chi phí khác liên quan ghi vào TK liên quan theo quy định.
Trường hợp 3: Thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi, văn hóa
Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 353
Có TK 333
Ghi nhận giảm TSCĐ
Nợ TK 214 (giá trị đã hao mòn từ đầu kỳ khấu hao TSCĐ).
Nợ TK 353 (Giá trị còn lại chưa khấu hao hết – nếu có).
Có TK 211 (Nguyên giá).
Chi phí khác
Các chi phí khác liên quan phản ánh vào Nợ TK 353
Lưu ý: Cách xác định kết quả thanh lý TSCĐ vào cuối kỳ:
– Kết chuyển thu nhập khác:
Nợ TK 711
Có TK 911
– Kết chuyển chi phí thanh lý:
Nợ TK 911
Có TK 811
Công ty dịch vụ kế toán uy tín
Với sứ mệnh của CAF là “Nâng giá trị – Đón thành công – Tận tình – chuyên nghiệp – tối ưu chi phí cho khách hàng”. Vì thế, Ban lãnh đạo công ty kỳ vọng, trong gian đoạn phát triển các năm tới, với năng lực chuyên môn, dịch vụ sẵn có, cùng sự quyết tâm hướng đến khách hàng, đặc biệt là chủ trương tiếp tục xây dựng đội ngũ chuyên viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết để mang đến dịch vụ kiểm toán; dịch vụ kế toán; dịch vụ báo cáo thuế …. tốt nhất đến với khách hàng của CAF.
Dịch vụ của CAF hiện nay
- Dịch vụ thành lập công ty.
- Dịch vụ lập hồ sơ chuyển giá.
- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp.
- Dịch vụ báo cáo thuế.
- Dịch vụ kiểm toán bctc tại Gia Nghĩa Đăk Nông
- Dich vu kiểm toán chuyên nghiệp uy tin gia re tại Đăk Lăk
- Dịch vụ kiểm toán tại tỉnh Đak Lak
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính tại Kon Tum
- Dịch vụ kiểm toán tại Gia Lai
- Công ty kiểm toán độc lập tại Lâm Đồng
Kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Gmail: Congtycaf@gmail.com
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ