Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024?

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024?

Những khoản chi phí bị loại trừ khi xác định thu nhập chịu thuế THU NHẬP DOANH NGHIỆP mới nhất năm 2024?

Những khoản chi phí bị khống chế mà doanh nghiệp cần lưu ý?

Những vấn đề về giao dịch liên kết doanh nghiệp cần nắm?

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024

Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2024, vì vậy năm 2024 vẫn sẽ tiếp tục áp dụng quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2013, năm 2014, năm 2020, năm 2022 và năm 2023 (sau đây gọi tắt là Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp). Hãy cùng CAF tìm hiểu chi tiết nhất về cách xác định thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 moi nhất các bạn nhé.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?

Thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN ) là loại thuế TRỰC THU.

THUẾ TNDN đánh vào đối tượng là doanh nghiệp/tổ chức kinh tế có mức thu nhập phải chịu thuế bao gồm từ hoạt động kinh doanh, sản xuất, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và những thu nhập khác của doanh nghiệp theo quy định.

>>> Xem thêm: Cách điều chỉnh số liệu sau quyết toán thuế mới nhất năm 2024

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất cập nhật đến năm 2024

Theo quy định tại Điều 2, Luật thuế TNDN, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là những doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Theo đó, các đối tượng nộp thuế bao gồm:

– Doanh nghiệp/Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Doanh nghiệp/Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định ở nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở tại VN; Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã.

– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của Nhà nước; Những tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh thu nhập ở mức chịu thuế.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/quy-dinh-ve-chi-phi-lai-vay-hop-ly-duoc-tru-khi-tinh-thue-tndn/

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 mới nhất hiện nay

Theo đó, Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất. Đồng thời, khoản 1 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định hướng dẫn về số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp được xác định theo công thức sau

Thuế THU NHẬP DOANH NGHIỆP phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập Quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

Thu nhập tính thuế năm 2024 được xác định như thế nào?

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.

Phần trích lập Quỹ khoa học và công nghệ được cập nhật mới nhất đến năm 2024

Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ: doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập hằng năm nhưng không được vượt quá 10% thu nhập tính thuế (căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 218/2013/NĐ-CP).

>>> Đọc thêm: Công ty được kết chuyển lỗ bao nhiêu năm

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 là bao nhiêu phần trăm

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định thông thường là 20%.

Trừ các trường hợp chi tiết như sau

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động dầu khí từ 25% đến 50% phù hợp với từng hợp đồng dầu khí; thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế suất với mức 10%, 15% và 17%.

Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC.

NHững lưu ý về các khoản chi phí loại trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp

Quy định khống chế 30% chi phí lãi vay theo Nghị định 132/2020

Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;

Phần chi phí lãi vay không được trừ theo điểm (1) được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức nêu tại điểm (1).

Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;

Quy định tại điểm (1) không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công cộng khác);

Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách tính chi phí lãi vay được trừ trong giao dịch liên kết mới nhất

Quy định về doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Căn cứ Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp có quan hệ liên kết (doanh nghiệp liên kết) là các doanh nghiệp có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

– Một doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào doanh nghiệp kia;

– Các doanh nghiệp trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một doanh nghiệp khác.

>>> Tìm hiểu thêm: Báo phí kiêm toán đọclap

Các doanh nghiệp liên kết nêu trên được quy định cụ thể như sau:

(i) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

(ii) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

(iii) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

(iv) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

(v) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

(vi) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

(vii) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;

(viii) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

(ix) Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;

(x) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;

(xi) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo điểm (vii).

Chi phí lương không đóng bảo hiểm cho nhân viên có được tính vào chi phí không

Doanh nghiệp ký hợp đồng với người lao động từ đủ 03 tháng trở lên phải đóng bảo hiểm cho người lao động. Nếu chủ doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho người lao động thì tiền lương của người lao động có được tính vào chi phí được trừ không đó là câu hỏi mà công ty CAF nhận được nhiều trong thời gian qua …. Hãy cùng CAF-GLOBAL.COM tìm hiểu chi tiết nhất các bạn nhé.

Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 1 quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Chi phí lương không tham gia bảo hiểm xã hội có được tính vào chi phí thuế TNDN

Căn cứ theo quy định trên để chi phí lương được tính vào chi phí được trừ thì:

Khoản chi phí lương của doanh nghiệp cho người lao động dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Có đầy đủ chứng từ chi phí lương như: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng lao động,

+ Hợp đồng lao động

+ Quy chế tiền lương, thưởng.

+ Thỏa ước lao động tập thể ( nếu có)

+ Quyết đinh tăng lương (trong trường hợp tăng lương)

+ Bảng chấm công hàng tháng.

+ Bảng thanh toán tiền lương.

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu thanh toán qua ngân hàng.

Tuy nhiên, có một số trường hợp chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.5 quy định như sau:

Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (Tiền lương thực chi trong năm).

Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

Tóm lại vấn đề

Quy định về các khoản chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ. Hiện tại chưa có văn bản pháp quy nào quy định doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên thì chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ.

Về Luật bảo hiểm: Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên, doanh nghiệp sẽ bị phạt chậm nộp và truy thu bảo hiểm khi cơ quan bảo hiểm phát hiện ra doanh nghiệp không đóng bảo hiểm theo quy định tại Luật bảo hiểm.

Về Luật thuế TNDN, Về Luật thuế TNDN doanh nghiệp hiện hành chi phí tiền lương của doanh nghiệp nếu có đầy đủ chứng từ thì được tính vào chi phí được trừ khi chi phí lương này có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định.

Hướng dẫn tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu

Thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu của doanh nghiệp được quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

Đối tượng áp dụng

Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh.

Tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

Doanh nghiệp thuộc trường hợp nêu trên thì phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể như sau:

– Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.

Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%

– Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.

– Đối với hoạt động khác: 2%.

Các bạn cần chú ý các vấn đề sau

Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam (theo khoản 6 Điều 3 Thông tư 78/2014/TT-BTC).

Thuế THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN) được áp dụng với mục đích gì?

THUẾ TNDN tạo một khoản thu cho Nhà nước gắn với hiệu quả kinh doanh; Bao quát, điều tiết được các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của các doanh nghiệp;

Thông qua ưu đãi về thuế suất, miễn thuế, giảm thuế để khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào VN; Tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp và phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của VN hiện nay.

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ LẬP HỒ SƠ XÁC ĐỊNH GIÁ GIAO DỊCH LIÊN KẾT – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH – CHUYỂN GIÁ – BÁO CÁO THUẾ 

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 ) – 098 225 4812

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812