Có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ để trích lập dự phòng mới nhất

Có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ để trích lập dự phòng mới nhất

Có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ để trích lập dự phòng mới nhất

Khi nào phải tiến hành trích lập dự phòng các khoản phải thu KHÓ ĐÒI?

Các bước tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi?

Điều kiện trích lập dự phòng các khoản phải thu khó thu hồi?

Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ, doanh nghiệp có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên không?

Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm là bao nhiêu %? Căn cứ vào đâu để xác định một khoản nợ là khoản nợ phải thu khó đòi? … Đó là những câu hòi mà Caf-global.com nhận được nhiều từ phía doanh nghiệp, Thoogn qua nội dung nay này CAF sẽ chia sẻ chi tiết nhất nhé các bạn.

Có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ để trích lập dự phòng mới nhất
Có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ để trích lập dự phòng mới nhất

>>> Đọc Thêm: Cách hạch toán trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Các khoản phải thu khói đòi là gì? – Có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ để trích lập dự phòng mới nhất

Căn cứ Điều 3 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quy định về nợ phải thu khó đòi như sau:

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. “Doanh nghiệp” là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
  2. “Nợ tồn đọng” là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được và các khoản nợ phải trả đã quá thời hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ.
  3. “Nợ phải thu khó đòi” là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
  4. “Nợ không có khả năng thu hồi” là các khoản nợ phải thu quá thời hạn thanh toán hoặc chưa đến thời hạn thanh toán thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  5. a) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã hoàn thành việc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
  6. b) Khách nợ là doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả, không có người kế thừa nghĩa vụ trả nợ.
  7. c) Khách nợ là cá nhân đã chết, mất tích, cá nhân còn sống nhưng không còn khả năng lao động hoặc mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người thừa kế theo luật nhưng không có khả năng chi trả.
  8. d) Khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền Quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật.

đ) Khoản chênh lệch còn lại của các khoản nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể phải bồi thường vật chất.

e) Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 01 năm trở lên, tuy khách nợ còn tồn tại, đang hoạt động nhưng kinh doanh thua lỗ liên tục từ 03 năm trở lên và quá khó khăn, hoàn toàn không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ.

Theo đó

Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), Doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được; Nợ phải thu khó đòi còn là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.

>>> Đọc Thêm: Các bút toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

TRích lập dự phòng là gì? – Có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ để trích lập dự phòng mới nhất

Trích lập dự phòng là việc các chủ thể trích ra từ lợi nhuận sau thuế nhằm tính toán, dự trù cho những khoản chi phí phát sinh hoặc những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Mặc dù có thể không tính toán chính xác được các khả năng phát sinh hay mức độ thiệt hại từ các rủi ro trong tương lai nhưng việc trích lập dự phòng thực sự hiệu quả trong việc giải quyết phần nào hậu quả nếu những sự kiện đó thực sự xảy ra; Tuỳ vào các cấp độ quỹ dự phòng mà có các quỹ dự phòng được trích lập sẽ có những tên gọi và “sứ mệnh” khác nhau. Cụ thể:

>>> Đọc Thêm: https://caf-global.com/cach-trich-lap-du-phong-giam-gia-hang-ton-kho/

Ở cấp độ quốc gia

Đây là quỹ dự phòng tài chính, được trích lập từ một phần tài sản của quốc gia nhằm mục đích dự phòng có các mục đích mang tầm chiến lược, quan trọng của cả dân tộc, đất nước như: Phòng ngừa, khách phục hậu quả do thiên tai; phục vụ an ninh, quốc phòng các nhiệm vụ khác của Nhà nước.

Ở cấp độ doanh nghiệp

Các loại quỹ dự phòng thường được doanh nghiệp trích lập gồm Quỹ dự phòng cho các khoản nợ khó đòi và Quỹ dự phòng cho các tổn thất chưa được xử lý.

Mục đích khi lập ra các quỹ này là để đề phòng những tổn thất chưa xác định được trong tương lai.

Ngoài hai cấp độ nêu trên, quỹ dự phòng còn có thể trích lập ở cấp độ gia đình hoặc cấp độ cá nhân – đây chính là các khoản dự trữ trích từ thu nhập của các thành viên trong gia đình hoặc của cá nhân. Mục đích cũng để dự trù cho các tình huống phát sinh trong tương lai cần sử dụng tới tài chính.

Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ, doanh nghiệp có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ

Theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm nếu các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng.

Khi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của một đối tượng nợ có phát sinh cả nợ phải thu và nợ phải trả, doanh nghiệp căn cứ biên bản đối chiếu công nợ giữa hai bên để trích lập dự phòng trên cơ sở số còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả của đối tượng này.

Mức trích lập dự phòng của từng khoản nợ quá hạn được tính theo tỷ lệ (%) của khoản nợ quá hạn phải trích lập theo thời hạn quy định nhân (x) với tổng nợ còn phải thu sau khi đã bù trừ khoản nợ phải trả.

Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm là bao nhiêu %?

Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau:

Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Mức trích lập dự phòng theo quy định hiện hành – Có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ để trích lập dự phòng mới nhất

Trường hợp: Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

– 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.

– 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

– 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

– 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Trường hợp: Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa, khoản nợ phải thu cước dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau và khoản nợ phải thu do bán lẻ hàng hóa theo hình thức trả chậm/trả góp của các đối tượng nợ là cá nhân đã quá hạn thanh toán mức trích lập dự phòng như sau:

30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.

KẾT LUẬN

Theo quy định, mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm là 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn.

Căn cứ vào đâu để xác định một khoản nợ là khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định mới NHẤT hiện nay

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC thì việc xác định là khoản nợ phải thu khó đòi được thực hiện dựa trên các căn cứ sau đây:

Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên (tính theo thời hạn trả nợ gốc ban đầu theo hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác, không tính đến thời gian gia hạn trả nợ giữa các bên), doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.

Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn.

Riêng đối với các khoản nợ mua của doanh nghiệp mua bán nợ (có đăng ký ngành nghề và hoạt động mua bán nợ theo đúng quy định của pháp luật), thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên (trên cơ sở biên bản hoặc thông báo bàn giao quyền chủ nợ) hoặc theo cam kết gần nhất (nếu có) giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.

Dịch vụ của công ty kiểm toán độc lập, báo cáo thuế uy tín – Có phải căn cứ vào biên bản đối chiếu công nợ để trích lập dự phòng mới nhất

Chúc quý doanh nghiệp thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ BÁO CÁO THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN – BÁO CÁO TÀI CHÍNH – TƯ VẤN THUẾ CAF

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812