Hợp đồng thương mại quốc tế và các nội dung chính

Hợp đồng thương mại quốc tế và các nội dung chính

Hợp đồng thương mại quốc tế và các nội dung chính

Khi công ty bạn muốn mua nguyên vật liệu, tài sản cố định, hàng hóa dịch vụ … từ công ty nước ngoài vậy lúc đó các bạn phải làm hợp đồng thương mại nhưng bạn chưa có kinh nghiệm? Vậy hợp đồng thương mại quốc tế là gì cách làm như thế nào cho đúng? Trong hợp đồng thương mại quốc tế cần có những nội dung gì? Những điểm cần lưu ý khi làm hop đồng thương mại quốc tế? … Hãy cùng Caf-global.com tìm hiểu chi tiết về nội dung này nhé.

Hợp đồng thương mại quốc tế và các nội dung chính
Hợp đồng thương mại quốc tế và các nội dung chính

Hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế.

Hợp đồng thương mại quốc tế chính là sự thỏa thuận giữa các bên thương nhân hoặc chỉ một trong số các bên là thương nhân với mục đích sinh lợi nhuận.

Căn cứ Điều 27 Luật Thương mại 2005, mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

>>> Xem thêm: Gia dich vu kiem toan bao cao tai chinh uy tin gia re

Chủ thể và đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế

So với các hợp đồng thương mại trong nước, chủ thể và đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế có những đặc điểm sau:

Chủ thể hợp đồng thương mại quốc tế

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hợp đồng thương mại quốc tế được coi là hợp pháp khi chủ thể của hợp đồng hợp pháp, tức là có năng lực pháp luật và người ký kết có năng lực hành vi và thẩm quyền ký kết hợp đồng.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết nội dung Incoterms 2020

Trong đó:

Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.

Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.

>>> Xem thêm: Các điều kiện giao hàng Incoterms 2020 tóm tắt

Đối tượng hợp đồng thương mại quốc tế

Nhìn chung, đối tượng của Hợp đồng thương mại quốc tế giống đối tượng của Hợp đồng thương mại được được pháp luật Việt Nam quy định bao gồm: mua bán hàng hóa vật hữu hình; mua bán, chuyển giao kết quả của sở hữu công nghiệp, thông tin; thực hiện công việc; cung cấp dịch vụ thương mại không bị Pháp luật Việt Nam cấm.

Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế

Căn cứ vào đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế có thể tạm phân chia hợp đồng thương mại quốc tế thành những nhóm cơ bản sau đây:

– Hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa

Đây là loại hợp đồng chủ yếu và chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động thương mại quốc tế, bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng hóa; Hợp đồng trao đổi hàng hóa; Hợp đồng mua bán thông qua đấu thầu, đấu giá…

– Hợp đồng thương mại quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Một vài loại hợp đồng cơ bản liên quan đến lĩnh vực thương mại dịch vụ như: Hợp đồng vận tải hàng hóa; Hợp đồng gia công sản phẩm; Hợp đồng bảo hiểm; Hợp đồng bao thanh toán; Hợp đồng thuê tài chính; Bảo lãnh ngân hàng…

– Hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến việc tổ chức kinh doanh ở nước ngoài

Đây là loại hợp đồng có hoạt động thương mại liên quan một đến pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và pháp luật chống cạnh tranh như: Hợp đồng nhượng quyền thương mại và Hợp đồng chuyển giao công nghệ;…

– Hợp đồng thương mại quốc tế trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh ở nước ngoài

Ngoài ra, trên thực tế có một số loại hợp đồng liên quan đến cả thương mại hàng hóa, cả thương mại dịch vụ và cả thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như hợp đồng độc quyền phân phối (Solo- distribution Agreement).

Các nội dung cần có trong hợp đồng thương mại quốc tế

Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ giữa các bên các bên trong hợp đồng và sẽ được hình thành trong quá trình trao đổi, thương lượng, thỏa thuận và cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Trong hợp đồng thương mại quốc tế cần có những nội dung cơ bản sau đây:

– Điều khoản về mua hàng: giúp các bên xác nhận được loại hàng mua bán.

– Điều khoản về chất lượng sản phẩm hàng hóa: Nội dung bao gồm cấu tạo, tính năng, quy cách, tính chất…

– Điều khoản về số lượng của hàng hóa: Quy định số lượng hàng hóa thực tế được mua bán.

– Điều khoản về giá cả: Đơn vị tính giá, giá cố định và giá linh hoạt.

– Điều khoản về giao hàng: Bao gồm quy định về thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng, thông báo giao hàng.

– Điều khoản về thanh toán: Thanh toán trước khi giao hàng, thanh toán ngay sau khi nhận hàng, thanh toán trả sau hoặc thanh toán hỗn hợp.

– Điều khoản về bao bì và mã ký hiệu.

– Điều khoản về bảo hành: bao gồm bảo hành chung, bảo hành cơ khí và bảo hành thực hiện.

– Điều khoản về bảo hiểm hàng hóa: Ai là người phải chịu chi phí về bảo hiểm hàng hóa và mức chi phí là bao nhiêu.

– Điều khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: Nếu một trong các bên vi phạm nguyên tắc của hợp đồng thì sẽ phải chịu phạt hợp đồng, mức phạt cụ thể hoặc/và bồi thường thiệt hại.

– Một số điều khoản khác, như là: Điều khoản bất khả kháng, giải quyết tranh chấp …

Đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế có nhiều điều khoản khác với hợp đồng thương mại nội địa thông thường được thể hiện qua một số đặc điểm sau:

Luật điều chỉnh

Các chủ thể trong hợp đồng có trụ sở thương mại ở các lãnh thổ khác nhau nên thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau. Không có pháp luật của một quốc gia nào có giá trị áp dụng bắt buộc đối với các bên trong hợp đồng. Nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng đa dạng, phức tạp, chi phối bởi nhiều hệ thống luật khác nhau: Điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia… tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên.

Giá cả và phương thức thanh toán

Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Tiền mặt không được sử dụng trực tiếp mà thay vào đó là các phương tiện thanh toán được sử dụng thay. Theo đó, có các phương thức thanh toán cơ bản trong hợp đồng thương mại quốc tế sau đây:

Phương thức chuyển tiền

Phương thức thanh toán nhờ thu

Phương thức tín dụng chứng từ

Thủ tục hải quan

Trong Hợp động thương mại quốc tế, hàng hóa, dịch vụ được chuyên chở qua biên giới hai hay nhiều quốc gia. Để xuất hoặc nhập hàng hóa, dịch vụ cần phải thực hiện một số thủ tục hải quan do luật của mỗi quốc gia quy định. Vì vậy nội dung trong hợp đồng phải có điều kiện phân chia trách nhiệm của các bên về việc thực hiện các thủ tục trên, cũng như thủ tục quá cảnh qua nước thứ ba.

Mối liên hệ mật thiết giữa một số loại hợp đồng thương mại quốc tế

Hợp đồng thương mại quốc tế đặc biệt là mua bán hàng hóa quốc tế thường được đi kèm với các hợp đồng về vận tải, bảo hiểm hay vay tín dụng… để một thương vụ được thực hiện hiệu quả cần phải có sự thống nhất, đồng bộ trong việc một cách hệ thống các hợp đồng này với nhau.

Quy định trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng

Trong quan hệ thương mại quốc tế có những rủi ro khiến cho chủ thể không có khả năng thực hiện nghĩa vụ như đảo chính; xung đột vũ trang; nhà nước cấp chuyển ngoại tệ ra khỏi biên giới… Vì vậy, việc đưa vào hợp đồng những quy định điều chỉnh sự ảnh hưởng của các sự kiện trên đối với việc phân chia trách nhiệm của các bên có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Giải quyết tranh chấp thỏa thuận trọng tài

Việc đưa vào hợp đồng thương mại quốc tế điều kiện quy định thủ tục giải quyết tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng (thỏa thuận trọng tài) rất quan trọng. Nếu thiếu điều kiện này, khi có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết tranh chấp giữa các bên sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn và nhiều lúc không thể giải quyết được.

Công ty dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín chuyên nghiệp giá rẻ

Dich vu kiem toan doc lap tai huyện Châu Phú tỉnh An Giang

Công ty kế toán kiểm toán uy tín tại huyện Tri Tôn tỉnh An Giang

Thuê công ty dịch vụ kiểm toán độc lập uy tín tai huyện Châu Thành tỉnh An Giang

Công ty kiểm toán báo cáo tài chính ở Chợ Mới tỉnh An Giang

Dịch vụ kiểm toán vốn công ty uy tín giá rẻ chuyên nghiệp

Dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án tại tỉnh Bến Tre

Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính và kiểm toán độc lập uy tín tỉnh Vĩnh Long

Soát xét báo cáo tài chính và công ty kiểm toán uy tín tỉnh Tiền Giang

Thuê đơn vị uy tín kiểm toán độc lập ở huyện Vĩnh Lợi tỉnh Bạc Liêu

Kiểm toán báo cáo tài chính uy tín giá rẻ quận 1 HCM

Dịch vụ kiểm toán nội bộ

Kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812