Những lưu ý về thuế của kế toán trong công ty nuôi trồng thủy sản

Những lưu ý về thuế của kế toán trong công ty nuôi trồng thủy sản

Những lưu ý về thuế của kế toán trong công ty nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản có thu nhập từ việc nuôi trồng thủy sản có được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp không và được quy định chi tiết như thế nào? Kinh nghiệm làm kế toán thuế trong công ty nuôi trồng thủy sản Và những vấn đề bạn cần lưu ý về thuế giá trị gia tăng – Thuế thu nhập doanh nghiệp trong công ty nuôi trồng thủy sản …. Hãy cùng Caf-global.com tìm hiêu chi tiết về nội dung này nhé.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán thuế kê toan tong ho trong công ty chăn nuôi

Thu nhập được miễn thuế là những khoản nào theo quy định mới nhất hiện nay

Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

Những lưu ý về thuế của kế toán trong công ty nuôi trồng thủy sản
Những lưu ý về thuế của kế toán trong công ty nuôi trồng thủy sản

Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.

Theo đó, thu nhập từ nuôi trồng thủy sản thuộc thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nếu là thu nhập từ nuôi trồng thủy sản của hợp tác xã nên cơ sở nuôi trồng thủy sản này được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.

Tóm lại

Trường hợp chị là cơ sở nuôi trồng thủy sản có thu nhập từ việc nuôi trồng thủy sản thì không được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định trên.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/xac-dinh-chi-phi-theo-yeu-to/

Về thuế giá trị gia tăng

Theo điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về Đối tượng chịu thuế 5% như sau: “Điều 10. Thuế suất 5%

Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.

Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ”.

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán tổng hợp trong công ty chế biến thuỷ sản

Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản

Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;

c) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;

d) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

đ) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.

Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 của Luật này.

Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/ke-toan-trong-dn-san-xuat-nong-lam-nghiep/

Theo đó, cơ sở nuôi trồng thủy sản cần đáp ứng các điều kiện sau

– Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

– Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi

– Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;

– Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

– Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển

Căn cứ Điều 39 Luật Thủy sản 2017 quy định về thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển như sau:

Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.

Chính phủ quy định việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

Công ty dịch vụ kế toán kiểm toán uy tín

CAF-GLOBAL.COM hiện nay là một trong những công ty cung cấp dịch vụ Kế Toán, Tư Vấn Thuế, Tư vấn tài chính và tư vấn quản lý, dịch vụ kiểm toán độc lập; dịch vụ kiểm toán nội bộ; dịch vụ kiểm đếm hàng tồn kho … đã thực hiện cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho hơn 5000 doanh nghiệp trên cả nước.

Dịch vụ kế toán – kiểm toán BCTC có chất lượng dịch vụ tốt và là nhà cung cấp dịch vụ lớn uy tín ở Việt Nam, với lượng khách hàng đa dạng.

Dịch vụ CAF

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP – TƯ VẤN THUẾ CAF

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812