Thuê dịch vụ mở lại mã số thuế doanh nghiệp

Thuê dịch vụ mở lại mã số thuế doanh nghiệp

Thuê dịch vụ mở lại mã số thuế doanh nghiệp

Cách mở lại mã số thuế? Cách khôi phục mã số thuế công ty?

Thủ tục khôi phục lại mst công ty?

Chi phí khôi phục lại mã số thuế?

Những vấn đề cần nắm khi bạn muốn mở lại mã số thuế công ty?

Thuê dịch vụ mở lại mã số thuế doanh nghiệp
Thuê dịch vụ mở lại mã số thuế doanh nghiệp

Công ty bạn do quên treo bảng hiệu, Bảng hiệu công ty bị rớt mất và cơ quan thuế đến kiểm tra không thấy bảng hiệu nên đã đóng cữa công ty bạn hoạc vì nhiều lý do khác nhau mà công ty bạn bị đóng mã số thuế ….. Vậy làm cách nào để mở lại mã số thuế công ty bạn? Thủ tục mở lại mã số thuế công ty gồm những bước nào ? ….. Bài viết này công ty CAF sẽ chia sẻ chủ đề này đến với các bạn đọc chi tiết nhất nhé.

Các trường hợp được xin mở lại mã số thuế bị đóng – Thuê dịch vụ mở lại mã số thuế doanh nghiệp

Theo khoản 1, điều 20 Thông tư 95/2016/TT-BTC về đăng ký thuế, các trường hợp được xin khôi phục mã số thuế như sau:

Tổ chức bị cơ quan thuế có thẩm quyền thu hồi Giấy phép, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định, nhưng sau đó cơ quan thuế có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép.

Tổ chức/cá nhân đang ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận; cơ quan quản lý khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép.

Tổ chức/cá nhân đã có hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi đến cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế chưa ban hành Thông báo NNT chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Do lỗi của cơ quan thuế, NNT không thuộc trường hợp phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/bang-gia-dich-vu-kiem-toan/

Quy định về đăng ký mã số thuế công ty mới nhất hiện nay mà bạn cần nắm – Thuê dịch vụ mở lại mã số thuế doanh nghiệp

Theo quy định tại điều 4, Thông tư 105/2020/TT-BTC về đăng ký Thuế quy định như sau :

Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế bao gồm cả người nộp thuế có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Mã số thuế được cấu trúc như sau: N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 – N11N12N13

Trong đó:

– Hai chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế.

– Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.

– Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.

– Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.

– Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.

Mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã là mã số thuế.

>>> Xem thêm: Dịch vụ mở khóa mã số thuế cho công ty

Ngoài ra theo Điều 5 thông tư 95/2016/TT-BTC quy định

Nguyên tắc cấp mã số thuế : Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không còn tồn tại. Mã số thuế được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà người nộp thuế phải nộp, kể cả trường hợp người nộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác nhau.

Mã số thuế công ty đã cấp không được sử dụng để cấp cho người nộp thuế khác. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh khi không còn tồn tại thì mã số thuế chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.

Riêng mã số thuế đã cấp cho người nộp thuế là chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ kinh doanh hoặc một cá nhân không thay đổi trong suốt cuộc đời của cá nhân đó, kể cả trường hợp đã ngừng hoạt động kinh doanh sau đó kinh doanh trở lại.

Mã số thuế 10 số được cấp cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác có đầy đủ tư cách pháp nhân và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ nghĩa vụ của mình trước pháp luật (sau đây gọi là “Đơn vị độc lập”); đại diện hộ kinh doanh và cá nhân khác quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Thông tư này, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.

Các bước mở lại mã số thuế công ty khi bị đóng mã số thuế công ty – Thuê dịch vụ mở lại mã số thuế doanh nghiệp

Các bước mở lại mã số thuế công ty khi bị đóng mã số thuế công ty
Các bước mở lại mã số thuế công ty khi bị đóng mã số thuế công ty

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế doanh nghiệp bạn

Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế (Mẫu 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư 95/2016/TT-BTC);

Bản photo văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép (đối với trường hợp NNT đề nghị khôi phục MST do cơ quan có thẩm quyền có văn bản hủy bỏ văn bản thu hồi Giấy phép);

Bước 2: Nhận kết quả sau khi khôi phục mã số thuế công ty

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế, cơ quan thuế lập:

Thông báo khôi phục mã số thuế mẫu số 19/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này, gửi người nộp thuế;

In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế

MST của NNT sẽ được khôi phục trên hệ thống ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo khôi phục mã số thuế.

>>> Xem thêm: https://dichvukiemtoancaf.com/dich-vu-kiem-toan-tai-binh-duong.html

Đối với trường hợp NNT không hoạt động tại trụ sở – Thuê dịch vụ mở lại mã số thuế doanh nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ khôi phục mã số thuế doanh nghiệp

Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế (Mẫu 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo thông tư 95/2016/TT-BTC)

Bước 2: Nộp các hồ sơ kê khai còn thiếu, số tiền còn nợ (nếu có), cơ quan thuế xác minh trụ sở

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế:

Cơ quan thuế lập danh sách các hồ sơ kê khai còn thiếu, tình hình sử dụng hóa đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền chậm nộp (nếu có); thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm;

Cơ quan thuế xuống trụ sở để xác minh và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của NNT (người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản);

NNT phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định Pháp luật.

Bước 3. Lấy kết quả khôi mục mã số thuế công ty

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày NNT chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ, cơ quan thuế:

Lập Thông báo khôi phục mã số thuế mẫu 19/TB-ĐKT (mẫu ban hành kèm theo thông tư 95/2016/TT-BTC), gửi NNT chậm nhất là đầu giờ ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ban hành Thông báo, đồng thời thực hiện cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

In lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế/Thông báo MST cho NNT trong trường hợp NNT đã nộp bản gốc cho cơ quan thuế theo hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST.

Phí mở lại mã số thuế là bao nhiêu

Tùy theo từng trường hợp doanh nghiệp bị đóng mã số thuế mà công ty chúng tôi sẽ báo một mức phí dịch vụ khôi phục lại mã số thuế khác nhau.

Giá mở lại mã số thuế công ty từ: 2.500.000 – 6.000.000.

Xử phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định

Căn cứ vào điều 9, Thông tư 166/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014:

“Điều 9. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định

Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).

Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.

Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.

Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.

b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.

c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).

d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.”

Xử phạt hành chính đối với hành vi chậm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn so với thời hạn quy định

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư số 10/2014/TT-BTC và được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 176/2016/TT-BTC quy định cụ thể như sau:

Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hoá đơn từ ngày thứ 1 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

Rủi ro khi doanh nghiệp xuất hóa đơn trong thời gian bị đóng mã số thuế

Theo khoản 5 điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn, cụ thể như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này) hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này).

Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Để thực hiện thủ tục mở mã số thuế, doanh nghiệp phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ khai và nộp thuế cũng như nộp phạt hành chính (nếu có).

Dịch vụ kế toán CAF chúc quý doanh nghiệp thành công.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF

Gmail: congtycaf@gmail.com 

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812