Thuế TNDN từ lãi trái phiếu và các loại phí trái phiếu được khấu trừ
Trái phiếu là gì?
“Trái phiếu (Tiếng Anh: bond) là một loại chứng khoán chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một khoản lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc Nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay” – Trích nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%A1i_phi%E1%BA%BFu
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu được định nghĩa như sau:
“Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành”.
Đồng thời, tại Khoản 6, Điều 3, Nghị định Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về trái phiếu như sau:
“Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành”
Tóm tắt nhanh về trái phiếu như sau
Hiểu đơn giản trái phiếu là một loại chứng khoán ghi nhận quyền lợi của người sở hữu đối với phần nợ của tổ chức phát hành; Có 3 loại trái phiếu cơ bản hiện nay là:
– Trái phiếu chuyển đổi.
– Trái phiếu có đảm bảo.
– Trái phiếu kèm chứng quyền.
Lãi trái phiếu được định nghĩa là khoản tiền sinh lợi từ hoạt động mua bán trái phiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chào bán trái phiếu.
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/trai-phieu-chinh-phu-la-gi/
Doanh nghiệp được phép chào bán trái phiếu ra công chúng tuân thủ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 155/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
– Thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Luật Chứng khoán
– Tổ chức phát hành hoặc đăng ký chào bán trái phiếu phải được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức tín nhiệm do Bộ tài Chính cấp giấy chứng nhận.
Lợi nhuận từ trái phiếu là khoản lãi mà nhà phát hành trả hàng năm cho doanh nghiệp từ trái phiếu đã mua; Lãi trái phiếu thuộc khoản thu nhập phải chịu thuế nên kế toán cần phải hạch toán, tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu (nếu có).
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu
Thu nhập từ trái phiếu (trừ một số loại trái phiếu được miễn thuế) sẽ phải chịu các loại thuế sau đây:
– Thuế TNDN (đối với nhà đầu tư là tổ chức).
– Thuế TNCN (đối với nhà đầu tư là cá nhân).
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi trái phiếu được tính theo lãi chứng khoán
Thuế TNDN từ lãi trái phiếu phải nộp = Lãi từ trái phiếu x Thuế suất
Trong đó:
– Lãi trái phiếu là khoản thu nhập được tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng hay chào bán trái phiếu
– Lãi trái phiếu = Giá bán trái phiếu – Giá mua trái phiếu – Các khoản chi phí liên quan.
>>> Xem thêm: Cách tính thuế và các bước quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024 chi tiết.
Cách xác định giá bán chứng khoán
+ Giá bán chứng khoán là giá thực tế bán chứng khoán theo thông báo của sở giao dịch chứng khoán với giá chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng nếu không thuộc các trường hợp nêu trên.
Cách xác định giá mua chứng khoán
+ Giá mua chứng khoán là giá thực mua chứng khoán theo thông báo của sở giao dịch chứng khoán áp dụng đối với chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết.
+ Giá mua chứng khoán là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần áp dụng với chứng khoán mua thông qua đấu giá.
+ Giá mua chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng nếu không thuộc các trường hợp nêu trên.
Chi phí chuyển nhượng trái phiếu
Chi phí chuyển nhượng trái phiếu hợp lý là các khoản chi thực tế liên quan đến chuyển nhượng, có đầy đủ chứng từ và hóa đơn hợp pháp đối với trái phiếu.
Các chi phí trái phiếu được khấu trừ khi tính thuế TNDN
Một số loại chi phí mua bán, chuyển nhượng trái phiếu được khấu trừ khi tính thuế TNDN bao gồm:
– Chi phí giao dịch trái phiếu niêm yết từ 0,1% – 0,2 % giá trị giao dịch.
– Phí môi giới để tìm người mua (do công ty chứng khoán đặt ra trên giá trị giao dịch).
– Phí chuyển nhượng trái phiếu OTC.
– Phí lưu ký trái phiếu đối với trái phiếu niêm yết đăng ký tập trung tại trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam.
– Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh.
Điều kiện chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền
Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), công ty cổ phần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành; Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP; Đối tượng tham gia đợt chào bán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
Điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền
Đối với chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền, công ty cổ phần phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Đối tượng tham gia đợt chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
(ii) Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
(iii) Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
(iv) Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
(v) Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
(vi) Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.
(vii) Việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều kiện chào bán trái phiếu thành nhiều đợt
Công ty cổ phần phải đáp ứng các điều kiện sau đây để chào bán trái phiếu thành nhiều đợt:
(i) Các điều kiện chào bán trái phiếu nêu tại mục 1 (nếu chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền) hoặc điều kiện chào bán trái phiếu nêu tại mục 2 (nếu chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền).
(ii) Có nhu cầu huy động vốn thành nhiều đợt phù hợp với mục đích phát hành trái phiếu được phê duyệt theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP;
(iii) Có phương án phát hành trái phiếu trong đó dự kiến cụ thể về khối lượng, thời điểm và kế hoạch sử dụng vốn của từng đợt chào bán.
Điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng
Điều kiện chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng bao gồm:
– Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ tiêu chí, số lượng nhà đầu tư.
– Đối tượng tham gia đợt chào bán chỉ bao gồm nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
– Việc chuyển nhượng trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu là 03 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và tối thiểu là 01 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, trừ trường hợp chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
– Các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán gần nhất.
– Việc chào bán cổ phiếu, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ không phải trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của công ty đại chúng
Trường hợp công ty đại chúng chào bán trái phiếu riêng lẻ nhưng không thuộc trường hợp nêu tại muc 4 bài viết này thì điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ như sau:
– Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án phát hành và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ tiêu chí, số lượng, nhà đầu tư.
– Đối tượng tham gia đợt chào bán chỉ bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
– Việc chuyển nhượng trái phiếu chào bán riêng lẻ chỉ được thực hiện giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
– Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn.
– Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
– Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật (nếu có).
Khi doanh nghiệp chuyển nhượng chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào giá bán chứng khoán
Trường hợp có lãi, kế toán công ty ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112, 131… (tổng giá thanh toán)
Có Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá vốn bình quân gia quyền)
Có Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn).
Trường hợp bị lỗ, Kế toán tổng hợp tiến hành ghi:
Nợ các Tài khoản 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Nợ Tài khoản 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá vốn)
Có Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá vốn bình quân gia quyền).
Các chi phí về bán chứng khoán, ke toan dich vu tien hanh ghi:
Nợ Tài khoản 635 – Chi phí tài chính
Có các Tài khoản 111, 112, 331…
Khi doanh nghiệp mua chứng khoán kinh doanh
Kế toán viên cần căn cứ vào chi phí thực tế mua (giá mua cộng (+) chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng…), ghi:
Nợ Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh
Có các Tài khoản 111, 112 (thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)
Có Tài khoản 141 – Tạm ứng (trừ vào tiền đã tạm ứng)
Có Tài khoản 1386 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (trừ vào khoản tiền đã ký quỹ, ký cược)
Có Tài khoản 331 – Phải trả người bán (chưa thanh toán).
Kế toán cổ tức, lợi nhuận được chia
Trường hợp doanh nghiệp nhận cổ tức cho giai đoạn sau ngày đầu tư, ketoan ghi:
Nợ Tài khoản 111 – Tiền mặt (Thu bằng tiền mặt)
Nợ Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng (Thu bằng tiền gửi ngân hàng)
Nợ Tài khoản 138 – Phải thu khác (1388) (Chưa thu được tiền ngay)
Có Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Trường hợp doanh nghiệp nhận cổ tức của giai đoạn trước ngày đầu tư, ghi:
Nợ Tài khoản 111 – Tiền mặt (Thu bằng tiền mặt)
Nợ Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng (Thu bằng tiền gửi ngân hàng)
Nợ Tài khoản 138 – Phải thu khác (1388) (Chưa thu được tiền ngay)
Có Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (Phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư).
Trường hợp doanh nghiệp nhận được phần cổ tức, lợi nhuận đã được dùng để đánh giá tăng vốn Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính mà ghi giảm giá trị khoản đầu tư tài chính, ghi:
Nợ các Tài khoản 112, 138 (1388)
Có Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh.
Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán kinh doanh đã đáo hạn
Nợ các Tài khoản 111, 112, 131
Có Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá gốc chứng khoán)
Có Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần lãi chứng khoán).
Trường hợp doanh nghiệp nhượng bán chứng khoán kinh doanh dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu
Doanh nghiệp nhượng bán chứng khoán kinh doanh dưới hình thức hoán đổi cổ phiếu, phải xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về tại thời điểm trao đổi. Phần chênh lệch (nếu có) giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về và giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi được kế toán là doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).
Trường hợp hoán đổi cổ phiếu có lãi, ghi:
Nợ Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá trị hợp lý của cổ phiếu doanh nghiệp nhận về)
Có Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá trị ghi sổ của cổ phiếu doanh nghiệp mang đi trao đổi tính theo phương pháp bình quân gia quyền)
Có Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu doanh nghiệp nhận về cao hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi)
Trường hợp hoán đổi cổ phiếu bị lỗ, ghi:
Nợ Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về.
Nợ Tài khoản 635 – Chi phí tài chính (phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý của cổ phiếu nhận về thấp hơn giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi).
Có Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi tính theo phương pháp bình quân gia quyền).
Đánh giá lại số dư các loại chứng khoán thỏa mãn định nghĩa các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (như trái phiếu, thương phiếu bằng ngoại tệ…)
– Trường hợp lãi, ghi:
Nợ Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (1212,1218)
Có Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
– Trường hợp lỗ, ghi:
Nợ Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (1212,1218).
Định kỳ thu lãi trái phiếu và các chứng khoán khác
Trường hợp doanh nghiệp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (không mang tiền về doanh nghiệp mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu), thì ghi:
Nợ Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh
Có Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi:
Nợ Tài khoản 111 – Tiền mặt
Nợ Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng
Có Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Trường hợp ghi nhận lãi nhưng chưa thu được tiền, ketoanthue ghi:
Nợ Tài khoản 138 – Phải thu khác
Có Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Trường hợp doanh nghiệp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì kế toán viên phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này; Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi:
Nợ Tài khoản 111 – Tiền mặt (Thu bằng tiền mặt)
Nợ Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng (Thu bằng tiền gửi ngân hàng)
Nợ Tài khoản 138 – Phải thu khác (1388) (Khoản lãi chưa thu được)
Có Tài khoản 121 – Chứng khoán kinh doanh (phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư)
Có Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư).
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP – TƯ VẤN THUẾ CAF
Gmail: congtycaf@gmail.com
Hotline: 098 225 4812 – Mr Các.
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ