Tổng quan về quy chế tài chính và những nội dung quan trọng

Tổng quan về quy chế tài chính và những nội dung quan trọng

Tổng quan về quy chế tài chính và những nội dung quan trọng

Quy chế tài chính là gì? NHững nội dung chính của quy chế tài chính? Quy chế tài chính nhằm mục đích gì? …. Hãy cùng caf-global.com tìm hiểu chi tiết nhất về chủ đề này nhé.

Quy chế tài chính là gì? – Tổng quan về quy chế tài chính và những nội dung quan trọng

Quy chế tài chính là Quy chế xác lập các nguyên tắc quản lý tài chính – kế toán, thống nhất và cụ thể hóa các chính sách, chế độ, thủ tục có liên quan đến tài chính – kế toán để điều chính các công tác quản lý vốn, tài sản, kế toán tài chính và đầu tư của công ty.

Tổng quan về quy chế tài chính và những nội dung quan trọng
Tổng quan về quy chế tài chính và những nội dung quan trọng

Mặc dù không có quy định pháp lý cụ thể bắt buộc phải xây dựng Quy chế tài chính, nhưng trên thực tế, các công ty cần thiết phải có Quy chế tài chính, bởi lẽ:

Quy chế tài chính xác lập và cụ thể hóa các nguyên tắc và chính sách nội bộ của công ty về công tác kế toán tài chính. Do vậy, nó đồng thời trở thành một trong các tài liệu được tập hợp trong hồ sơ phục vụ công tác thanh tra thuế và/hoặc quyết toán thuế.

Quy chế tài chính xác lập và cụ thể hóa các nguyên tắc và chính sách nội bộ của công ty về công tác quản lý vốn, tài sản và đầu tư của công ty. Điều này khiến nó trở thành một loại chính sách nội bộ quan trọng giúp công ty tổ chức và vận hành ổn định, định hướng rõ ràng, minh bạch về thẩm quyền và phối hợp làm việc trong quản lý tài chính giữa Giám đốc với Hội đồng quản trị, giữa Hội đồng quản trị với Đại hội đồng cổ đông, từ đó, giúp hoạt động quản lý công ty hiệu quả hơn, và giảm thiểu các rủi ro xung đột/tranh chấp liên quan đến tài chính.

Tài chính doanh nghiệp là gì – Tổng quan về quy chế tài chính và những nội dung quan trọng

Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các mối quan hệ này có thể là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước, đó là khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước hoặc khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp; hoặc đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính, được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ như vay vốn, hoặc gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán,…; hoặc là quan hệ giữa doanh nghiệp đối với các thị trường khác và quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: quan hệ giữa các bộ phận sản xuất- kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ động và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn,…

>>> Xem thêm: Cong ty dich vu kiem toan doc lap uy tin

Các nội dung về quản lý tài chính doanh nghiệp chi tiết – Tổng quan về quy chế tài chính và những nội dung quan trọng

Các quan hệ tài chính liệt kê ở trên được thể hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp phải xử lý các quan hệ tài chính, mà có thể chia thành giải quyết ba vấn đề quan trọng đó chính là:

Thứ nhất, nên đầu tư dài hạn vào đâu và đầu tư bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn- đây là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và cũng là cơ sở để dự toán vốn đầu tư.

Thứ hai đó là vấn đề nguồn vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào?

Thứ ba là vấn đề doanh nghiệp quản lý hoạt động quản lý tài chính như thế nào?

Các nhà quản lý tài chính trong doanh nghiệp thực hiện giải quyết các vấn đề trên, họ có thể là những chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc cũng có thể chính là người được chủ sở hữu doanh nghiệp thuê. Trong suốt quá trình họat động của doanh nghiệp, thì các nhà quản lý tài chính phải tìm kiếm cơ hội đầu tư sao cho thu nhập do đầu tư đem lại lớn hơn chi phí đầu tư, đồng thời cũng phải chú ý đến việc khi nào được nhận tiền và nhận được lợi nhuận đó như thế nào.

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp thể hiện tỷ trọng của nợ và vốn của chủ do chủ nợ và cổ đông cung ứng, nhà quản lý tài chính phải cân nhắc về lượng vay, nguồn vốn ở đâu là hợp lý,…Và các nhà quản lý tài chính cần phải xử lý sự lệch pha của các dòng tiền nhập quỹ, xuất quỹ trong doanh nghiệp,…

Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu,… nhưng mục tiêu cuối cùng đó vẫn là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.

Quản lý tài chính doanh nghiệp chính là nhằm mục tiêu này. Trong quản lý tài chính, các nhà quản lý phải cân nhắc các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài để đưa ra các quyết định làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu.

Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Nó là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, được thực hiện thông qua cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp.

Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp chính là tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dùng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu nhất định.

Nội dung chủ yếu của cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm cơ chế quản lý tài sản; cơ chế huy động vốn; cơ chế quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận và cơ chế kiểm soát của doanh nghiệp.

Quản lý tài chính doanh nghiệp chính mà một hoạt động có mỗi liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động khác của doanh nghiệp. Nếu thực hiện quản lý tài chính doanh nghiệp tốt có thể khắc phục những khuyết điểm trong những lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính cần được cân chắc, hoạch định kỹ lưỡng để tránh gây nên những tổn thất cho doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Dịch vụ kế toán

Thẩm quyền ban hành Quy chế tài chính – Tổng quan về quy chế tài chính và những nội dung quan trọng

QUY CHẾ TÀI CHÍNH là một văn bản nằm trong sự điều chỉnh của Quy chế tổ chức quản lý công ty hoặc Quy chế nội bộ về quản trị công ty nhằm cụ thể hóa hoạt động quản trị. Do đó, Hội đồng quản trị là cơ quan ban hành Quy chế tài chính.

Việc Hội đồng quản trị ra quyết định ban hành Quy chế tài chính dựa trên căn cứ các quy định và nội dung tại:

Luật doanh nghiệp 2020.

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2020.

Các Luật thuế và Thông tư hướng dẫn hiện hành có liên quan.

Điều lệ công ty.

Quy chế nội bộ về quản trị công ty.

Tờ trình của Giám đốc về việc thông qua Dự thảo Quy chế tài chính.

Biên bản họp của Hội đồng quản trị.

Quy chế tài chính của một công ty thông thường sẽ có các cấu phần nội dung như sau:

QUY ĐỊNH CHUNG

Đối tượng và phạm vi áp dụng

Giải thích từ ngữ và từ viết tắt

Căn cứ pháp lý

Mục đích và yêu cầu

Tư cách pháp nhân và cơ cấu tổ chức của công ty

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN

Vốn và Tài sản của Công ty

Quyền và nghĩa vụ của Công ty trong quản lý và sử dụng vốn và các quỹ

Huy động vốn

Bảo toàn vốn

Đầu tư ra ngoài công ty

Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài của công ty

Quyền và nghĩa vụ của Công ty đối với vốn đầu tư hoặc khoản đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác

Quyền và nghĩa vụ của Người đại diện phần vốn góp của Công ty tại Doanh nghiệp khác

Quản lý các khoản nợ của công ty

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN

Phân cấp quản lý sử dụng vốn và tài sản

Phân cấp thẩm quyền đầu tư mua sắm, chuyển nhượng tài sản

Cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản

Đầu tư mua sắm và nhượng bán tài sản

Thanh lý, nhượng bán tài sản

Sửa chữa tài sản cố định

Đánh giá lại tài sản

Trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định

Kiểm kê và xử lý tổn thất tài sản

Quản lý hàng tồn kho

Quản lý các khoản nợ phải thu

QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

Doanh thu và các thu nhập khác

Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi phí khác

Xác định giá thành sản phẩm

Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

Phạm vi trách nhiệm

Quản lý và sử dụng các quỹ

Trả cổ tức

Xử lý kinh doanh thua lỗ

Phân cấp thẩm quyền duyệt chi các chi phí hoạt động thường xuyên

QUẢN LÝ CÔNG TÁC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

Năm kế toán và kỳ kế toán

Kế hoạch tài chính

Điều chỉnh kế hoạch tài chính

Công tác kế toán

Kiểm tra hoạt động tài chính

Kiểm toán độc lập

Công bố thông tin tài chính

Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm tài chính – kế toán, kế toán trưởng

QUẢN LÝ PHÂN QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ GIÁM ĐỐC TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY

Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của Hội đồng quản trị

Trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ của Giám đốc/Tổng giám đốc

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Tổ chức thực hiện.

Hiệu lực áp dụng.

Công ty dịch vụ kế toán uy tín – Tổng quan về quy chế tài chính và những nội dung quan trọng

CAF là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ Kế Toán, Tư Vấn Thuế, Tư Vấn Tài Chính, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ lập báo cáo chuyển giá, dịch vụ tư vấn quản lý ….. hoạt động tại Việt Nam có hệ thống khách hàng đa dạng và có số lượng kiểm toán viên, Kế Toán Viên, Chuyên Viên Tư Vấn Thuế phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trong nhiều năm hoạt động.

Dịch vụ thế mạnh của CAF – Tổng quan về quy chế tài chính và những nội dung quan trọng

  • Dịch vụ thành lập công ty.
  • Dịch vụ kế toán.
  • Dịch vụ kiểm toán đấu thầu.
  • Dịch vụ kiểm toán vay.
  • Dịch vụ kiểm kê hàng tồn kho.
  • Dịch vụ lập báo cáo chuyển giá.
  • Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài.
  • Dịch vụ làm thẻ tạm trú.
  • Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh gia đình.
  • Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính.

Dịch vụ kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812