Cách giải quyết tranh chấp thương mại
Tranh chấp thương mại là gì?
Các bước xử lý khi tranh chấp thương mại?
Những cơ quan nào sẽ giải quyết TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI theo quy định hiện hành?
Trong hoạt động thương mại, việc xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp là việc không thể tránh khỏi. Vậy có thể giải quyết những tranh chấp trong thương mại bằng những hình thức nào? Cách giải quyết như thế nào? … Bài viết này caf-global.com sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc nhé.
Cơ sở pháp lý mới nhất về THƯƠNG MẠI
Luật Thương mại 2005 bao gồm 09 chương và 324 Điều, đã được sửa đổi, bổ sung bởi các văn bản sau:
- Luật Quản lý ngoại thương 2017, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018;
- Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
- Để tiện theo dõi, quý khách hàng có thể xem tại Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH ngày 05/7/2019 của Văn phòng Quốc hội.
Hoạt động thương mại là gì và những nội dung chính bạn cần nắm – Cách giải quyết tranh chấp thương mại
Hoạt động thương mại là gì? Những vấn đề bạn cần nắm trước khi tìm hiểu kỹ hơn về THƯƠNG MẠI? …. Hãy cùng công ty CAF tìm hiểu chi tiết về nội dung này.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm MỤC ĐÍCH SINH LỢI, bao gồm:
Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
Đầu tư. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
Tranh chấp thương mại là gì – Cách giải quyết tranh chấp thương mại
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI là hoạt động nhằm mục đích SINH LỢI, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Tranh chấp thương mại được hiểu là những mâu thuẫn (bất đồng) giữa hai bên hợp tác với nhau về quyền, nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.
Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay – Cách giải quyết tranh chấp thương mại
Có 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại được quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005 như sau:
Giải quyết bằng cách thương lượng giữa các bên – Cách giải quyết tranh chấp thương mại
Thương lượng được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết, Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng cách hoà giải – Cách giải quyết tranh chấp thương mại
Hình thức hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải. Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Nguyên tắc hòa giải thương mại là gì
Căn cứ Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định việc hòa giải phải dựa trên các nguyên tắc sau:
- Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải.
Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại – Cách giải quyết tranh chấp thương mại
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Căn cứ Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài bao gồm:
– Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
– Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
– Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
– Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Điều kiện giải quyết tranh chấp
Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:
– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
– Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án – Cách giải quyết tranh chấp thương mại
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
Căn cứ theo Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án bao gồm:
– Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự
– Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
– Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
– Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
– Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
– Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
– Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
– Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự
– Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
– Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
– Bảo đảm tranh tụng trong xét xử
Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
– Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
– Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
– Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại
Căn cứ theo Điều 319 Luật thương mại 2005 quy định: Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
KẾT LUẬN
Vậy về cơ bản có bốn cách để giải quyết các tranh chấp thương mại như sau:
- Giải quyết bằng cách thương lượng giữa các bên.
- Giải quyết tranh chấp thương mại bằng cách hoà giải.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.
- Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
Tổng hợp nghị định hướng dẫn Luật Thương mại mà các bạn có thể tham khảo thêm
Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm.
Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương.
Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
Nghị định 09/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.
Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa.
Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.
Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử.
Nghị định 120/2011/NĐ-CP sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại.
Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Công ty dịch vụ kế toán uy tín
Với điểm mạnh là công ty làm dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Thương mại, dịch vụ, sản xuất…và bề dày kinh nghiệm, cập nhật nhanh chóng các quy định của nhà nước về thuế, Caf-global.com đã trở thành một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán tại TPHCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Tỉnh Tiền Giang …. UY TÍN.
Dịch vụ mà CAF cung cấp hiện nay
- Dịch vụ thành lập công ty.
- Dich vu kiem toan uy tin gia re.
- Dịch vụ làm lại sổ sách kế toán.
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính để đấu thầu.
- Dịch vụ kiểm toán để vay ngân hàng.
- Dịch vụ kiểm kê.
- Dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài.
- Dịch vụ làm thẻ tạm trú.
- Dịch vụ lập báo cáo chuyển giá.
- Dịch vụ tư vấn lập báo cáo chuyển giá.
- Dịch vụ thành lập công ty tại tỉnh Long An.
- Dịch vụ kế toán tại Long An.
- Dịch vụ kiểm toán uy tín tại tỉnh Long An.
CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ