Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Sau khi mua tài sản cố định về để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kế toán tiến hành trích khấu hao như thế nào? Các bút toán hạch toán TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH mới nhất hiện nay? … Hãy cùng caf-global.com tìm hiểu chi tiết nhất về chủ đề này nhé.

Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định
Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định là gì?

Trong các quy định pháp luật không có khái niệm chung về tài sản cố định nhưng để được xác định là tài sản cố định thì tài sản phải có thời gian sử dụng trên 01 năm và có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên …

>>> Xem thêm: Cách hạch toán mua tài sản cố định mới nhất

Phân loại tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…

Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

Tài sản cố định thuê tài chính

Tài sản cố định thuê tài chính là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.

Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

>>> Xem thêm: Khung trích khấu hao tài sản cố định

Cách hạch toán khi mua tài sản cố định

Hạch toán khi mua Tài sản cố định

Nếu mua TSCĐ mà không phải lắp đặt, chạy thử, đầu tư …  sử dụng được ngay thì hạch toán

Nợ TK 211 : (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)

Nợ TK 1331 : Thuế GTGT

Có TK 1121, 331 ….

Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, KẾ TOÁN ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT

Có các TK 112, 331 …

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)]

Có các TK 111, 112, 331.

Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

 Có TK 242 – Chi phí trả trước.

Trường hợp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Có các TK 111, 112, 331,…

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá – chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,…

Nếu mua TSCĐ mà PHẢI qua lặp đặt, chạy thử, trang bị thêm … trước khi đưa vào sử dụng (KHÔNG sử dụng được ngay) thì hạch toán:

Nơ TK 241: Mua sắm TSCĐ

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.

 Có TK 112, 331

Khi có biên bản bàn giao, nghiệm thu:

Nợ TK 211: Tải sản cố định

Có TK 241:

Hạch toán các khoản trích khấu hao tài sản cố định hàng tháng, kế toán hạch toán như sau

Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng Bộ phận sử dụng

Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo TT 133)

Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo TT 133)

Nợ TK 6422 – Bộ phận Quản lý (Theo TT 133)

Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo TT 200)

Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo TT 200)

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Theo TT 200)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 200)

Có TK 2141 – Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình

Có TK 2142, 2143, 2147 (Tùy từng loại TSCĐ).

Hạch toán giảm Tải sản cố định trong trường hợp công ty bán, thanh lý tài sản cố định theo quy định mới nhất hiện nay

Hồ sơ thanh lý tài sản cố định gồm những hồ sơ và thủ tục gì mới nhất hiện nay

Hồ sơ thanh lý tài sản cố định bao gồm những chứng từ sau:

  • Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
  • Quyết định Thanh lý TSCĐ.
  • Biên bản kiểm kê tài sản cố định.
  • Biên bản đánh giá lại TSCĐ.
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định .
  • Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý..
  • Hóa đơn bán TSCĐ.
  • Biên bản giao nhận TSCĐ.
  • Biên bản hủy tài sản cố định.
  • Thanh lý hợp đồng.

Trường hợp nhượng bán, thanh lý TSCĐ ghi

Nợ các TK 111, 112, 131,…

Có TK 711 – Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT.

Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp.

Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

Khi nào cần thanh lý tài sản cố định

Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC, doanh nghiệp thường có nhu cầu thanh lý tài sản cố định (TSCĐ) khi: TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được nữa; TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ, không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Khi doanh nghiệp giải thể, sát nhập, nhượng bán.

Công ty dịch vụ kế toán uy tín

CAF-GLOBAL.COM được thành lập từ năm 2019 bởi các kiểm toán viên có trên 10 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ: DỊCH VỤ KIỂM TOÁN; DỊCH VỤ KIỂM TOÁN NỘI BỘ; DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐẦU TƯ …..

Mỗi năm CAF GLOBAL hỗ trợ hơn 5.000 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Công ty cung cấp các dịch vụ kế toán – thuế và dịch vụ đi kèm, nhằm mang đến giải pháp tối ưu về mọi vấn đề liên quan đến kế toán – kiểm toán độc lập và tư vấn pháp lý.

Dịch vụ của công ty CAF

Kiểm toán CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812