Hồ sơ trong các giao dịch liên kết quy định thế nào
Giao dịch liên kết là gì?
Chuyển giá là gì? Cách lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết như thế nào?
Bản chất của các giao dịch liên kết là gì ?
Hồ sơ giao dịch liên kết là gì?
Hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết gồm các hồ sơ nào? Các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết cần chú ý các vấn đề gì? Cách lập hồ sơ giao dịch liên kết như thế nào cho đúng theo quy định hiện hành? …. Bài viết này caf-global.com sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc nhé.

Cơ sở pháp lý hiện hành – Hồ sơ trong các giao dịch liên kết quy định thế nào
- Nghị Định 20/2017/NĐ-CP.
- Thông tư 41/2017/TT-BTC – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 20/2017/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2017 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ GIAO DỊCH LIÊN KẾT.
- Luật doanh nghiệp năm 2020.
- Luật kế toán Việt Nam.
- Luật kiểm toán độc lập Việt Nam.
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Hồ sơ giao dịch liên kết và những vấn đề bạn cần nắm về vấn đề GDLK
Hồ sơ trong giao dịch liên kết là hồ sơ, tài liệu của đơn vị phải lưu trữ để chứng minh với các cơ quan chức năng có liên quan về các quan hệ liên kết, giá trị mua, bán, vay, cho vay ……. với các bên liên kết là phù hợp với giá trị của dịch vụ, hàng hóa đó là phù hợp với giá thị trường.
>>> Xem thêm: Dịch vụ lập hồ sơ giao dịch liên kết
Các bên liên kết được quy định cụ thể như sau – Hồ sơ trong các giao dịch liên kết quy định thế nào
- Một bên tham gia nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của bên tham gia kia;
- Cả hai bên tham gia đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
- Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
- Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai ..
>>> Xem thêm: Hồ sơ chuyển giá gồm những gì
Các bên liên kết gồm các trường hợp khác như – Hồ sơ trong các giao dịch liên kết quy định thế nào
- Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
- Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị ….
- Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
- Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;
- Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này.
Tờ khai giao dịch liên kết gồm những gì – Hồ sơ trong các giao dịch liên kết quy định thế nào

Nghị định 20 về giao dịch liên kết quy định, Hồ sơ giao dịch liên kết bao gồm:
- Hồ sơ quốc gia theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20;
- Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20;
- Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 20;
Ngoài ra doanh nghiệp còn phải kê khai 04 tờ khai liên quan tới giao dịch liên kết gồm có:
- Mẫu số 01: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết;
- Mẫu số 02: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia;
- Mẫu số 03: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ toàn cầu;
- Mẫu số 04: Kê khai thông tin Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Hồ sơ về giao dịch liên kết theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP bao gồm:
Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132;
Hồ sơ quốc gia là các thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 132;
Hồ sơ toàn cầu là các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn theo danh mục các nội dung thông tin, tài liệu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 132;
Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định 132 và Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 132.
>>> Xem thêm: Hồ sơ chuyển giá
Doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần chú ý vấn đề gì
Doanh nghiệp có giao dịch liên kết cần chú ý về một số điểm sau: Thời hạn lập hồ sơ và tờ khai giao dịch liên kết, kê khai giao dịch liên kết và giao dịch liên kết khi quyết toán thuế TNDN.
Thời hạn Lập hồ sơ trong giao dịch liên kết
Hồ sơ trong giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế TNDN hàng năm và được lưu trữ, xuất trình khi Cơ quan thuế yêu cầu.
Thời hạn nộp tờ khai Giao dịch liên kết
Tờ khai Giao dịch liên kết được nộp cùng tờ khai Quyết toán thuế TNDN hàng năm. Như vậy, thời điểm nộp tờ khai giao dịch liên kết được nộp chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Về kê khai giao dịch liên kết
Thông tư 66 và Nghị định 20 về giao dịch liên kết thì các doanh nghiệp phải kê khai giao dịch liên kết và nộp cùng tờ khai quyết toán thuế TNDN năm.
Tuy nhiên, ở Nghị định 20 có nhiều điểm mới đặc biệt là Nghị định nêu rõ một số trường hợp được miễn kê khai tờ khai giao dịch liên kết hoặc phải kê khai nhưng được miễn lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết.
Đặc biệt khi lập hồ sơ trong giao dịch liên kết có nhiều rủi ro thường gặp như
Lập hồ sơ xác định giá trong GDLK: sử dụng cơ sở dữ liệu so sánh không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai; không nêu được rõ nguồn gốc số liệu để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận để kê khai GDLK; các doanh nghiệp lấy dữ liệu so sánh không tương đồng với doanh nghiệp của doanh nghiệp;…
Không có cơ sở dữ liệu để so sánh;
Sử dụng sai phương pháp so sánh khi kê khai, lập hồ sơ GDLK;
Doanh Nghiệp không làm công văn giải trình GDLK lên CQT về việc không nộp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Giao dịch liên kết khi Quyết toán thuế
Một số khoản chi phí sẽ bị cơ quan thuế loại ra khỏi chi phí hợp lý nếu các chi phí của giao dịch liên kết đó không phù hợp với bản chất của các giao dịch như:
Chi phí phát sinh từ giao dịch liên kết trong kỳ nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh của các bên không có liên quan với nhau;
Quy mô hoạt động của bên nhận thanh toán không tương xứng với giá trị giao dịch;
Nhận thanh toán không có trách nhiệm liên quan đến hàng hóa, tài sản trong giao dịch với doanh nghiệp nộp thuế;
Đối với chi phí lãi vay, khoản này chỉ được trừ nếu không vượt quá 30% lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và chi phí khấu hao.
Công ty cung cấp dịch vụ lập hồ sơ GIAO DỊCH LIÊN KẾT UY TÍN – Hồ sơ trong các giao dịch liên kết quy định thế nào
CAF là đơn vị uy tín với đợi ngũ các chuyên gia trên 10 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn chuyển giá; dịch vụ lập hồ sơ giao dịch liên kết chuyên nghiệp. Ban lãnh đạo và các chuyên viên công ty không ngừng nỗ lực đển mang đến dịch vụ lập hồ sơ chuyển giá tốt nhất đến với khách hàng với phương châm uy tín – chất lượng – Nguồn dữ liệu ngành đa dạng và chính xác.
Dịch vụ của công ty CAF – Hồ sơ trong các giao dịch liên kết quy định thế nào
- Dịch vụ kế toán.
- Dịch vụ kiểm toán.
- Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh gia đình.
- Dịch vụ lập báo cáo chuyển giá.
- Dịch vụ làm sổ sách kế toán.
- Dịch vụ hoàn thuế GTGT.
- Dịch vụ tư vấn thuế.
CAF chúc quý doanh nghiệp kinh doanh nhiều thuận lợi
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐC: 447/23 Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Hồ Chí Minh
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ