Hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán công ty bán bảo hiểm

Hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán công ty bán bảo hiểm

Hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán công ty bán bảo hiểm

Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của công ty bảo hiểm nhân thọ nhằm bảo vệ tài chính cho người được bảo hiểm trước các rủi ro liên quan sức khỏe, thân thể và tính mạng; Hợp đồng bảo hiểm là các thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Nội dung trong hợp đồng đều được sự đồng ý của cả hai bên, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người mua lẫn doanh nghiệp bảo hiểm.

Hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán công ty bán bảo hiểm
Hướng dẫn các nghiệp vụ kế toán công ty bán bảo hiểm

Theo đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm theo quy định. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền hoặc bồi thường cho người thụ hưởng.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn hạch toán kế toán công ty dịch vụ môi giới mới nhất

Ý nghĩa của bảo hiểm nhân thọ là gì?

Hiểu đúng bảo hiểm nhân thọ để có thể ra quyết định phù hợp nhất với nhu cầu và hoàn cảnh. Bảo hiểm nhân thọ mang những ý nghĩa sau:

  1. Bảo vệ tài chính bền vững.
  2. Tích lũy cho mục tiêu tương lai.
  3. Góp phần phát triển nền kinh tế,ổn định xã hội.
  4. Điểm tựa tài chính giúp chăm sóc sức khỏe.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/kinh-nghiem-la-ke-toan-trong-cong-ty-ban-phu-tung-va-sua-chua-o-to/

Nhân viên công ty đã có bảo hiểm nhân thọ có bắt buộc mua bảo hiểm xã hội?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm (BHXH) như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

…”

Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 4 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp; qua lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:

“Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

  1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

…”

Kết luận

Người lao động là công dân Việt Nam hoặc người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì bắt buộc phải tham gia BHXH.

Tóm lại dù người lao động đã được công ty mua cho bảo hiểm nhân thọ nhưng vẫn phải tham gia BHXH theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: cách hạch toán công ty dịch vụ vận tải

Phương pháp hạch toán kế toán công ty bảo hiểm nhân thọ

Khoản 4 Điều 4 Thông tư 199/2014/TT-BTC kế toán áp dụng doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ doanh nghiệp tái bảo hiểm quy định về phương pháp hạch toán kế toán bảo hiểm nhân thọ như sau:

a) Khi phát sinh các khoản phí bảo hiểm gốc phải thu của các đối tượng như thu trực tiếp của khách hàng là bên mua bảo hiểm, hoặc đại lý bảo hiểm, kế toán doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc ghi:

Nợ TK 131, 111, 112 …

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5111).

Có 3331.

b) Khi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc thu được tiền phí bảo hiểm gốc, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (TK 1311).

c) Khi phát sinh các khoản phải thu ghi giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc như thu đòi bồi thường của bên nhận tái, kế toán thuế doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (TK 1311- Phải thu hoạt động bảo hiểm gốc – chi tiết phải thu bồi thường của bên nhận tái bảo hiểm)

Có TK 624 – Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62411)

d) Khi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm gốc thu được tiền các khoản phải thu như thu bồi thường của bên nhận tái bảo hiểm, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131- Phải thu của khách hàng (TK 1311 – Phải thu hoạt động bảo hiểm gốc – chi tiết phải thu bồi thường của bên nhận tái bảo hiểm)

đ) Khi phát sinh các khoản phí nhận tái bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã giao kết giữa doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, kế toán doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (TK 1312)

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 5112) (Số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải thu).

Đồng thời xác định và phản ánh hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm và ghi giảm phí nhận tái bảo hiểm phải thu, ghi:

Nợ TK 624 – Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm (TK 62422)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (TK 1312) (Chi tiết hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả).

e) Khi doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nhận được số tiền phí nhận tái bảo hiểm phải thu sau khi trừ (-) hoa hồng nhận tái bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm, ghi:

   Nợ các TK 111, 112… (Số tiền thực nhận từ doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm)

   Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (TK 1312).

g) Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm phát sinh các khoản phải thu ghi giảm chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm như thu đòi bồi thường của bên nhận tái bảo hiểm, kế toán doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm ghi:

   Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (TK 1313 – Phải thu hoạt động nhượng tái bảo hiểm – chi tiết phải thu bồi thường của bên nhận tái bảo hiểm)

   Có TK 624 – Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác

h) Khi doanh nghiệp nhượng tái bảo hiểm nhận được tiền của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm về các khoản phải thu, ghi:

   Nợ các TK 111, 112

   Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (TK 1313).

i) Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát sinh các khoản phải thu khác của khách hàng như thu về cung cấp các dịch vụ đại lý giám định, xét giải quyết quyền lợi bảo hiểm của khách hàng, ghi:

   Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (TK 1318)

   Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5118)

   Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (33311) (nếu có).

k) Khi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nhận được tiền của khách hàng về các khoản phải thu về cung cấp các dịch vụ đại lý giám định, xét giải quyết quyền lợi bảo hiểm của khách hàng, ghi:

   Nợ các TK 111, 112

   Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (TK 1318).

l) Trường hợp thanh toán bù trừ các khoản phải thu, phải trả của cùng một đối tượng, ghi:

   Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

   Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

Những câu hỏi liên quan về bảo hiểm?

Thử việc có phải tham gia bảo hiểm xã hội?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo  hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Theo quy định trên, yếu tố đầu tiên để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là có sự giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Do vậy, thử việc 02 tháng theo hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, hiện nay, người lao động có thể thử việc dưới 02 hình thức:

– Giao kết hợp đồng thử việc;

– Thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động.

Đối với NLĐ có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, thì cả người sử dụng lao động và người lao động phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc.

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hotline: 098 225 4812 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812