Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty dịch vụ du lịch
Bạn chuẩn bị LÀM KẾ TOÁN TRONG CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH như bán TOUR DU LỊCH, bán vé tàu, máy bay … Nhưng bạn chưa có nhiều kinh nghiệm LÀM KẾ TOÁN trong những công ty kinh doanh dịch vụ? Hãy cùng caf-global.com tìm hiểu chi tiết nhất về chủ đề này nhé.
Quy trình kế hoạch tổ chức tour du lịch – Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty dịch vụ du lịch
- Lập kế hoạch chi phí cho tour chi tiết về: nhân công, xe, quà, các khoản mang tính chất phụ, chi phí cho tour du lịch như quà tặng, trò chơi…
- Thu thập danh sách khách du lịch, kiểm duyệt dự chi để hạn chế tối thiểu chi phí ko cần thiết, liên hệ và làm việc với các nhà cung cấp (khách sạn, xe khách, thuyền….) để giảm thiểu tối đa chi phí nếu có thể
- Dựa trên bảng đăng ký danh sách người đi tour tiến hành mua bảo hiểm cho khách tour.
- Nhắc nhở điều hành tour phải thực hiện đúng hành trình, mọi chi phí phát sinh đều phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp hợp lệ; Theo dõi tour du lịch. Thu thập hóa đơn chứng từ liên quan đế tour.
>>> Xem thêm: Dịch vụ kiểm toán tại Long An
Các bút toán kế toán trong công ty kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành – Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty dịch vụ du lịch
Xác định lệ phí môn bài phải nộp trong năm; kế toán tiến hành hạch tóan:
Nợ TK 6425
Có TK 3338.
Khi nộp tiền lệ phí môn bài kế toán tiến hành hạch toán như sau
Nợ TK 3338
Có TK 112, 1111
Công tác tính giá thành
Khách đặt cọc Tour trước, kế toán tiến hành hạch toán như sau
Nợ TK 111,112.
Có TK 131
Ghi nhận chi phí tính giá thành: gồm các chi phí liên quan đến tour du lịch
Các chi phí chính thường phát sinh khi tổ chức tour du lịch gồm: Tiền thuê phòng nghỉ cho khách hàng; tiền ăn; uống; tiền thuê xe du lịch; tiền xăng; vé tham quan du lịch các điểm …..
Nợ các TK 621, 622, 627…
Nợ Tk 1331
Có TK 111; 112 …
>>> Xem thêm: https://caf-global.com/dich-vu-kiem-toan-doc-lap-tai-tien-giang/
Chi phí nhân công – Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty dịch vụ du lịch
Nhân viên chính thực và thời vụ doanh nghiệp: lương nhân viên trực tiếp phục vụ được theo dõi hàng ngày và chấm công, đối với trường hợp ko thể theo dõi có thể phân bổ theo các tiêu chí thích hợp.
Nợ TK 622
Có TK 334
Khi tiến hành thanh toán lương, kế toán hạch toán như sau
Nợ TK 334/ có TK 111,112
Để là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các hồ sơ sau
- Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào
- Bảng chấm công hàng tháng
- Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
- Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
- Tất cả có ký tá đầy đủ
- Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ
Chi chi phí sản xuất chung – Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty dịch vụ du lịch
- Lương nhân viên điều hành chung hay gọi là trưởng tour
- Quần áo vật dụng giày dép, găng tay,loa, video, ba lô…
- Chi phí bảo hiểm cho khách đi tour…
- Điện thoại, bộ đàm
- Bản đồ
- Dụng cụ sơ cấp cứu y tế
Nợ TK 627
Nợ TK 1331
Có TK 111,112,331…
Đến khi kết thúc tour kế toán tiến hành nghi nhận giá vốn và doanh thu
Bút toán tập hợp chi phí cho từng tour
Nợ tài khoản 154
Có TK 621
Có Tk 622
Có TK 627
Bút toán ghi nhận giá vốn
Nợ Tk 632
Có Tk 154
Bút toán ghi nhận doanh thu
Nợ Tk 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331.
Các thuật ngữ chuyên ngành – Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty dịch vụ du lịch
Du lịch lữ hành là gì?
Lữ hành là cụm từ quen thuộc mà chúng ta đã nghe đến thường xuyên trong nền kinh tế hiện đại hay các dịch vụ du lịch. Không những thế, cụm từ “lữ hành” đôi khi còn được sử dụng để chỉ những khách du lịch vãng lai có những chuyến đi dài hơi mang tính chất bộ hành.
Hiểu theo nghĩa rộng thì “lữ hành” được hiểu là một hoạt động du lịch, với sự dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác thông qua những phương tiện khác nhau và lí do khác nhau, không nhất thiết phải quay trở lại điểm xuất phát ban đầu.
Theo giải thích của từ điển Tiếng Việt thì “lữ hành” còn có nghĩa là đi chơi xa và chuyến đi chơi không nhất thiết ấn định thời gian quay trở về. Ở các nước phát triển, thuật ngữ “du lịch” và “lữ hành” được hiểu tương đương nhau. Theo đó, các hoạt động đi lại, di chuyển và các hoạt động khác có liên quan đến chuyến đi với mục đích du lịch thì đều có thể sử dụng song song cả hai thuật ngữ này.
Theo đó, thông qua cách định nghĩa về “du lịch” tại khoản 1 Điều 3 Luật Du lịch 2017, có thể hiểu: “Lữ hành là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu thăm quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Việc tiếp cận theo nghĩa này là hợp lý và chính xác để có thể đưa ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các công ty lữ hành hiện nay.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa – Kinh nghiệm làm kế toán trong công ty dịch vụ du lịch
Điều kiện về chủ thể đối với kinh doanh lữ hành nội địa là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch năm 2017 có quy định chi tiết các điều kiện để cá nhân, tổ chức được kinh doanh lữ hành nội địa bao gồm:
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Việc ghi mã ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải trích dẫn cụ thể điều luật quy định về hoạt động lữ hành trong luật du lịch trên ngành nghề đăng ký doanh nghiệp.
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Tiền ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp khi phát sinh sự cố xảy ra ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của khách du lịch mà doanh nghiệp lữ hành nội địa không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì sẽ có phương án sử dụng số tiền ký quỹ để đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Hiện nay, đã có quy định cụ thể về mức ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế tại ngân hàng. Mức ký quỹ hiện nay theo quy định tại Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP là 20.000.000 đồng. Theo Khoản 3 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch đã ghi nhận như sau: “Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoại thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành”.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Đối với công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, các điều kiện kinh doanh được quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch năm 2017. Trong đó, cũng giống như kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế trước hết phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Việc ghi mã ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải trích dẫn cụ thể điều luật quy định về hoạt động lữ hành trong luật du lịch trên ngành nghề đăng ký doanh nghiệp.
Đối với điều kiện về ký quỹ trong kinh doanh lữ hành quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định: “Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành” (Khoản 3 Điều 14 Nghị định 168/2017) với mức ký quỹ như sau:
– 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đón khách du lịch vào Việt Nam,
– 500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài hoặc doanh lữ hành quốc tế đón khách du lịch vào Việt Nam và đưa khách du lịch ra nước ngoài.
Ngoài ra còn có điều kiện về người phụ trách kinh doanh lữ hành quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành, trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế, theo Khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch năm 2017.
Công ty dịch vụ kế toán kiểm toán
CAF Được thành lập bởi đội ngũ kiểm toán viên – chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dich vu kiem toan, dich vu kiem toan quyet toan du an; dịch vụ làm báo cáo tài chính; dịch vụ làm sổ sách kế toán trọn gói, Dich vu kiem toan de vay ngan hang; kiem toan bctc de tham gia dau thau ….. với tiêu chí mang đến dịch vụ uy tín – chất lượng – nhanh chóng – chính xác.
Dịch vụ của công ty CAF
- Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính uy tín.
- Dịch vụ thành lập công ty.
- Dịch vụ tư vấn quản lý.
- Dịch vụ tư vấn đầu tư.
- Kiểm toán hoạt động chuyên nghiệp.
- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
- Soát xét thông tin trên báo cáo tài chính.
- Dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành – kiểm toán xây dựng cơ bản.
- Dịch vụ kế toán thuế trọn gói.
- Dịch vụ lập báo cáo chuyển giá.
- Dịch vụ báo cáo thuế uy tín.
DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ – DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hotline: 098 225 4812
HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ