Thuế giá trị gia tăng bảo hiểm

Thuế giá trị gia tăng bảo hiểm

Thuế giá trị gia tăng bảo hiểm

Dịch vụ bảo hiểm chịu thuế GTGT bao nhiêu phần trăm? Tính thuế như thế nào? Quy định về thuế giá trị gia tăng mới nhất? Thuế giá trị gia tăng áp dụng cho hầu hết hàng hóa và dịch vụ tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả dịch vụ bảo hiểm … Cùng công ty caf-global.com tìm hiểu chi tiết nhất các bạn nhé.

Thuế giá trị gia tăng bảo hiểm
Thuế giá trị gia tăng bảo hiểm

Đối tượng chịu thuế GTGT và không chịu thuế trong lĩnh vực bảo hiểm

Ngày 21/1/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2011/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Theo đó quy định các vấn đề liên quan đến thuế GTGT bảo hiểm.

>>> Xem thêm: Thuế suất thuế gtgt đối với dịch vụ trong khu phi thuế quan

Đối tượng chịu thuế GTGT bảo hiểm

Tại Điều 3, Thông tư số 09/2011/TT-BTC quy định: đối tượng chịu thuế GTGT dịch vụ bảo hiểm gồm các dịch vụ bảo hiểm và các hàng hóa, dịch vụ khác do doanh nghiệp bảo hiểm cấp là đối tượng chịu thuế GTGT.

Các đối tượng bao gồm: Bảo hiểm phi nhân thọ, dịch vụ tư vấn và môi giới bảo hiểm phi nhân thọ; Đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý yêu cầu người thứ ba bồi hoàn. 

Hàng hóa, dịch vụ khác thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật về thuế GTGT phát sinh trong quá trình hoạt động của các công ty có hoạt động thuộc lĩnh vực bảo hiểm; Người nộp thuế GTGT là các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và các tổ chức bảo hiểm khác tiến hành hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT quy định nêu trên.

>>> Xem thêm: thuế xuất thuế giá trị gia tăng hàng nông sản, thủy sản và trồng trọt chăn nuôi năm 2024

Đối tượng không chịu thuế GTGT bảo hiểm

Bên cạnh các đối tượng chịu thuế GTGT có các ngoại lệ không chịu thuế GTGT bảo hiểm (quy định tại  Điều 4, Thông tư số 09/2011/TT-BTC) gồm có:

Bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; Tái bảo hiểm; Đào tạo đại lý bảo hiểm. 

Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm tai nạn thủy thủ, thuyền viên; bảo hiểm tai nạn con người; bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật; bảo hiểm sinh mạng cá nhân; Bảo hiểm sức khỏe và các bảo hiểm khác liên quan đến con người, chăm sóc sức khỏe con người.

Bảo hiểm tai nạn hành khách; bảo hiểm khách du lịch; bảo hiểm tai nạn lái – phụ xe và người ngồi trên xe; bảo hiểm người đình sản; Bảo hiểm người sử dụng điện; bảo hiểm bồi thường người lao động.

Bảo hiểm các công trình, thiết bị dầu khí, tàu chứa dầu mang quốc tịch nước ngoài do nhà thầu dầu khí hoặc nhà thầu phụ nước ngoài thuê để hoạt động tại vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vùng biển chồng lấn mà Việt Nam và các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện đã thỏa thuận đặt dưới chế độ khai thác chung.

>>> Xem thêm: Thời điểm xuất hóa đơn cung cấp dịch vụ

Cách tính thuế GTGT bảo hiểm

Thuế GTGT bảo hiểm phụ thuộc vào giá tính thuế và thuế suất. Để tính thuế GTGT bảo hiểm cần căn cứ theo quy định tại Điều 8, Thông tư số 09/2011/TT-BTC. Đối với các trường hợp cụ thể sẽ có cách xác định giá tính thuế khác nhau.

Cách tính thuế GTGT bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Công thức tính như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Đối với các hợp đồng bảo hiểm, đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm có thỏa thuận thu phí

Đối với các hợp đồng bảo hiểm, đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm có thỏa thuận thu phí từng kỳ thì giá tính thuế GTGT được xác định như sau:

– Trường hợp trả theo từng ký: Là số tiền phí bảo hiểm trả từng kỳ

– Trường hợp thỏa thuận trả trước một lần: Là số tiền phí bảo hiểm trả trước một lần chưa có thuế GTGT.

Đối với hợp đồng đồng bảo hiểm

Đối với hợp đồng đồng bảo hiểm giá tính thuế là phí bảo hiểm gốc chưa có thuế GTGT phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm cho từng doanh nghiệp.

Trường hợp các doanh nghiệp thống nhất một doanh nghiệp chịu trách nhiệm thu phí thì giá tính thuế đối với doanh nghiệp được ủy quyền là phí bảo hiểm gốc của toàn bộ giá trị hợp đồng bảo hiểm chưa bao gồm thuế GTGT.

Thuế suất

Thuế suất áp dụng đối với dịch vụ bảo hiểm có tính thuế GTGT là 10%. Mức thuế suất có thể thay đổi theo từng thời kỳ do đó doanh nghiệp cần cập nhật các thông tin mới nhất để đảm bảo tính thuế GTGT bảo hiểm được chính xác.

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/dich-vu-ke-toan-thue-tron-goi-quan-binh-tan/

Không phải tính thuế GTGT bảo hiểm trong trường hợp nào?

Các khoản thu về dịch vụ, hàng hóa bán ra đã tính thuế GTGT ở khâu bảo hiểm gốc thì không phải tính thuế GTGT. Các khoản này bao gồm:

– Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu về bồi thường khác (nếu có).

– Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về nhượng tái bảo hiểm.

– Thu đòi người thứ ba.

Một số trường hợp cụ thể được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Doanh nghiệp bảo hiểm được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu thuế GTGT thể hiện trên hóa đơn GTGT mua vào. Việc thực hiện khấu trừ theo hướng dẫn Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn.

Một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:

STT Trường hợp Khấu trừ
 1 Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ để bồi thường hoặc thanh toán – Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ để bồi thường hoặc thanh toán các khoản chi khác liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, hóa đơn GTGT mang tên, địa chỉ, mã số thuế của doanh nghiệp nào thì doanh nghiệp đó thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và hạch toán chi phí theo quy định.

Thuế GTGT đầu vào liên quan đến khoản chi bồi thường, chi phí khác phát sinh chung do doanh nghiệp được ủy quyền thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT) mà không tách riêng được các hóa đơn cho từng doanh nghiệp tham gia đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp được ủy quyền thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các khoản chi này.

 

2 Đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào đồng thời dùng cho kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT – Chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT.

– Trường hợp không hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số thực hiện trong kỳ.

 

3 Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT Được khấu trừ toàn bộ, trừ trường hợp tài sản cố định là nhà làm trụ sở văn phòng và các thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ
4 Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm sửa chữa tài sản nhưng hóa đơn mang tên người tham gia bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn này với điều kiện:

+ Phải có giấy ủy quyền cho người tham gia bảo hiểm, trong đó ghi rõ: Tên người được ủy quyền, số chứng minh thư hoặc số đăng ký kinh doanh, địa chỉ của người được ủy quyền, số hợp đồng bảo hiểm kèm hóa đơn của cơ sở sửa chữa thay thế.

+ Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với phần trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm và không lớn hơn số thuế GTGT ghi trên hóa đơn.

+ Người tham gia bảo hiểm không được kê khai, khấu trừ đối với hóa đơn mà doanh nghiệp bảo hiểm đã kê khai, khấu trừ.

Trong một số trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hoặc nộp lại số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ đối với các trường hợp:

– Tài sản cố định, vật tư, hàng hóa mua vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT đã được khấu trừ thuế đầu vào nay chuyển sang sử dụng cho mục đích khác. 

– Số điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hoặc nộp lại được tính trên giá trị còn lại (chưa có thuế GTGT) của tài sản cố định; đối với vật tư, hàng hóa, số thuế GTGT phải điều chỉnh hoặc hoàn lại là toàn bộ số thuế đã kê khai khấu trừ khi mua sắm.

Thuế GTGT bảo hiểm là một trong những loại thuế có cách tính phức tạp. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần nắm vững đối tượng và cách tính thuế GTGT bảo hiểm, theo đó bảo hiểm thực hiện đúng các nghĩa vụ tài chính của mình.

DỊCH VỤ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP – DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI 

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812