Tờ khai hải quan là gì và những vấn đề kế toán cần nắm

Tờ khai hải quan là gì và những vấn đề kế toán cần nắm

Tờ khai hải quan là gì và những vấn đề kế toán cần nắm

Ngày nay nền kinh tế nước ta hội nhập nên các hoạt động XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU diễn ra rất phổ biến và các bạn thường xuyên tiếp xúc với tờ khai, Vậy tờ khai là gì ? Những nội dung bạn cần nắm khi kiểm tra tờ khai hải quan? Cách hạch toán kế toán trong công ty có hoạt động xuất nhập khẩu như thế nào …… Bài viết này caf-global.com sẽ chia sẻ chủ đề này chi tiết nhất đến với các bạn đọc.

Tờ khai hải quan là gì và những vấn đề kế toán cần nắm
Tờ khai hải quan là gì và những vấn đề kế toán cần nắm

Tờ khai hải quan là gì

Tờ khai hải quan tên tiếng anh là Customs Declaration là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam. Khi một doanh nghiệp có nhu cầu XUẤT KHẨU hay NHẬP KHẨU một mặt hàng nào đó thì khai tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện.

Nguyên tắc khi khai tờ khai hải quan là gì và kinh nghiệm khai tờ khai HẢI QUAN mới nhất – (Tờ khai hải quan là gì và những vấn đề kế toán cần nắm)

Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.

Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.

Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.

Phân luồng tờ khai hải quan – (Tờ khai hải quan là gì và những vấn đề kế toán cần nắm)

Có những luồng HẢI QUAN nào hiện nay, Bài viết này kế toán CAF sẽ chia sẻ chi tiết nhất CÁC LUỒNG TRONG TỜ KHAI ĐỂ CÁC BẠN CÓ THỂ NẮM ĐƯỢC.

Luồng xanh là gì ?

Luồng xanh là cách doanh nghiệp đều mong muốn được vào tờ khai luồng xanh. Doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của pháp luật về hải quan, miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ và miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Luồng vàng là gì

Hải quan kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa. Theo quy định, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan, máy móc, thiết bị thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư trong và ngoài nước, hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, hàng hóa thuộc các trường hợp đặc biệt do thủ tướng chính phủ quyết định.

Luồng đỏ

Hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ và tiến hành kiểm tra chi tiết hàng hóa với các mức độ kiểm tra thực tế lô hàng.

Kiểm tra thực tế không quá 5% lô hàng là gì

Được tiến hành nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của chủ hàng, nếu không có dấu hiệu sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra cho đến khi xác định được mức độ vi phạm.

Kiểm tra thực tế 10% lô hàng là gì

Hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế nhưng cơ quan hải quan qua phân tích thông tin phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm, tiến hành kiểm tra nếu không sai phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu có thì tiếp tục kiểm tra

Kiểm tra toàn bộ lô hàng

Đối với hàng hóa có chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật về hải quan.

>>> Xem thêm: Hóa đơn thương mại là gì 

Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan gồm những nội dung nào mà bạn cần phải nắm– (Tờ khai hải quan là gì và những vấn đề kế toán cần nắm)

Phần 1: bao gồm: Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai.

Phần 2: gồm: Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu.

Phần 3: thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…

Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan gồm những nội dung nào mà bạn cần phải nắm
Nội dung cơ bản của Tờ khai hải quan gồm những nội dung nào mà bạn cần phải nắm

Phần 4: Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…

Phần 5: Thuế và sắt thuế phần này sau khi ta nhập chi tiết các mặt hàng thì hệ thống tự động xuất ra cho mình luôn.

Phần 6: phần dành cho hệ thống hải quan trả về

Phần 7: Phần ghi chú về tờ khai hải quan

Phần 8: List hàng hóa. 

>>> Xem thêm: https://caf-global.com/hoa-don-thuong-mai-va-hoa-don-gia-tri-gia-tang-giong-hay-khac-nhau/

Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:

  • Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
  • Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
  • Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.

Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.

Các tiêu thức dành cho người khai hải quan và tính thuế cần phải nắm– (Tờ khai hải quan là gì và những vấn đề kế toán cần nắm)

  1. Ô số 1: Người tiến hành khai hải quan có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin về địa chỉ, số điện thoại, số fax cùng mã số thuế của thương nhân xuất khẩu. Những thông tin này cần trùng khớp với thông tin trên hợp đồng mua bán.
  2. Ô số 2: Người khai hải quan có trách nhiệm ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số fax, số điện thoại của thương nhân nhập khẩu.
  3. Ô số 3: Người khai hải quan có nhiệm vụ ghi đầy đủ thông tin như tên, số fax, số điện thoại và mã số thuế của thương nhân uỷ thác cho người xuất khẩu hoặc của người được uỷ quyền khai báo báo hải quan.
  4. Ô số 4: Người khai hải quan phải ghi đầy đủ thông tin chi tiết về địa chỉ, số điện thoại và mã số thuế của đại lý hải quan. Kèm theo số hợp đồng của đại lý hải quan.
  5. Ô số 5: Người khai hải quan bắt buộc phải chọn chính xác mã loại hình trong hệ thống. Nếu khai theo phương pháp thủ công, người khai phải ghi bằng tay loại hình đó.
  6. Ô số 6: Người khai cần ghi số, ngày, tháng và năm của giấy phép và ngày tháng nă, hết hạn của giấy phép.
  7. Ô số 7: Người khai sẽ ghi số ngày tháng năm ký và ngày tháng năm hết hạn của hợp đồng.
  8. Ô số 8: Người khai ghi số, ngày tháng năm của hoá đơn thương mại của lô hàng.
  9. Ô số 9: Ghi rõ cảng, địa điểm giao nhận hàng đã được ghi rõ trong hợp đồng thương mại.
  10. Ô số 10: Người khai ghi rõ tên nước, vùng lãnh thổ là điểm đích mà hàng hoá đến.
  11. Ô số 11: Người khai ghi rõ điều kiện giao hàng mà 2 bên đã thoả thuận.
  12. Ô số 12: Người khai ghi rõ cách thức thanh toán đã được nói rõ trong hợp đồng thương mại.
  13. Ô số 13: Ghi rõ loại tiền tệ để thanh toán.
  14. Ô số 14: Ghi rõ tỷ giá tiền tệ để tiến hành nghĩa vụ đóng thuế.
  15. Ô số 15: Ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất của lô hàng, trùng lặp với nội dung trên hợp đồng thương mại.
  16. Ô số 16: Ghi rõ mã số hàng hoá đã được phân loại theo Biểu thuế xuất nhập khẩu được quy định bởi Bộ Tài Chính.
  17. Ô số 17: Ghi rõ xuất xứ, là nơi mà lô hàng được sản xuất.
  18. Ô số 18: Ghi rõ số lượng, trọng lượng của lô hàng.
  19. Ô số 19: Ghi rõ đơn vị tính trên từng mặt hàng.
  20. Ô số 20: Ghi rõ giá của một đơn vị hàng hoá bằng loại tiền tệ đã thống nhât ở ô số 13.
  21. Ô số 21: Ghi rõ giá trị nguyên tệ của từng mặt hàng xuất khẩu.
  22. Ô số 22: Ghi rõ số thuế xuất khẩu phải đóng theo từng mặt hàng.
  23. Ô số 23: Ghi rõ các trị giá tính thu khác.
  24. Ô số 24: Ghi rõ tổng số tiền thuế xuất khẩu, chi tiêt bằng số và bằng chữ.
  25. Ô số 25: Ghi rõ trọng lượng hàng trong container.
  26. Ô số 26: Liệt kê tất cả các chứng từ đi kèm.
  27. Ô số 27: Ghi rõ ngày tháng năm khai báo. Sau đó phải ký đồng thời ghi rõ họ tên.

Công ty dịch vụ kế toán uy tín

Công ty báo cáo thuế CAF được đánh giá là công ty kế toán dịch vụ thuộc top đầu những doanh nghiệp uy tín, đang cung cấp dịch vụ cho hơn 1.500 khách hàng trên toàn quốc, Với đội ngũ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp.

CAF không ngừng nỗ lực để mang đến dịch vụ tốt nhất, Luôn là người bạn đồng hành cùng nhau phát triển với Doanh nghiệp trên mọi chặng đường kinh doanh.

Dịch vụ thế mạnh như – (Tờ khai hải quan là gì và những vấn đề kế toán cần nắm)

DỊCH VỤ KẾ TOÁN – TƯ VẤN THUẾ CAF

Gmail: congtycaf@gmail.com

Hotline: 098 225 4812 

HÃY GỌI NGAY CHO CHÚNG TÔI: 0867 004 821 ( 24/7 )

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG ĐỂ HỖ TRỢ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

098 225 4812